DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 5 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 5 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất

2 posters

Go down

Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất Empty Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất

Bài gửi by Bạch Dương 26/7/2011, 9:37 am

(Bài viết này của Đức Anh - không copy từ bất cứ nguồn nào)
Nếu như nói bản chất của lịch sử là dòng chảy các sự kiện trong quá khứ thì cũng như nói bản chất loài người là động vật. Nghĩa là, nó đúng nhưng chỉ ở mức sơ cấp. Trong topic này, tôi thử lật dở một vấn đề mói mà gần đây tôi mới được tìm hiểu đến: lịch sử qua lăng kính vật chất. Tôi đặt ra câu hỏi: môn lịch sử trong chương trình phổ thông liệu có phải là tất cả những gì một học sinh nên biết?
Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất ThumbVan-minh-vat-chat-nguoi-Viet-Bia1s

Lịch sử văn hóa?

Lịch sử mà chúng ta học bắt đầu từ hình ảnh một người đầy lông lá, vác theo một cây lao đầu gắn mảnh xương sắc nhọn đang ngồi ăn một thứ củ quả gì đó. Thời nguyên thủy, thời Hồng Bàng, các nước Văn Lang, Âu Lạc Vạn Xuân, hàng ngàn năm Bắc thuộc với bao nhiêu biến động xã hội, bao nhiêu cuộc khởi nghĩa xương máu cùng các cuộc cải cách lần lượt đi qua theo những trang sách đánh giấy mềm được đánh số thứ tự. Lịch sử Việt Nam hiện đại bắt đầu từ tiếng súng của người Pháp trên bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, sau đó là các phong trào công –nông, quá trình dành lại độc lập của dân tộc qua 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ - Pháp, những xung đột với Trung Quốc và Campuchia sau 1975, cùng đại hội Đảng làn thứ 6 năm 1986 mang lại một cuộc thay da đổi thịt cho xã hội nước nhà. Đó là một chương trình lịch sử dài hơi với hàng ngàn sự kiện, nội dung, ý nghĩa mà chúng ta phải tự trách mình nếu như quên.

Tuy nhiên, đó cũng chính là cái mà chúng ta sợ ở môn lịch sử: nội dung kiến thức nặng nề, không hấp dẫn. Thực tế là những gì mà chúng ta học ở môn lịch sử mới chỉ là một khía cạnh của quá khứ, phần lớn nghiêng về chính trị - quân sự (nhất là thời kỳ biến động 1858 - 1976). Lịch sử không hoàn toàn như vậy, nó không hoàn toàn là những cuộc khởi nghĩa, những cuộc cải cách, những trận chiến lớn... Kiến thức lịch sử bị tuyệt đối hóa đến mức lấn át cả sự nhìn nhận khách quan giữa con người hiện tại và quá khứ. Và ai giải thích cho ta biết nguồn gốc của những lời ăn tiếng nói hằng ngày? sự phát triển của sách vở, bút thước? Sự ra đời của hạt cơm, chiếc bánh mỳ? Ai nói cho ta biết về đời sống của những người xưa, những tục lệ đã cũ hay cái cách mà họ xả stress thời Phong Kiến?

Ấy cũng chính là lịch sử: lịch sử văn hóa. Khoan hãy nói về bảo tồn văn hóa truyền thống, trước tiên, tự chúng ta nên hiểu nó là cái gì đã.

Chúng ta là những di cảo lịch sử

Nói một cách khó hiểu hơn, lịch sử đã được ghi chép lên chúng ta ngay từ thưở lọt lòng mẹ. Cái tên của chúng ta là một phần của một chặng đường phát triển của dân tộc. Tên gọi phản ánh sự phát triển của xã hội. Ngày trước để tránh những điều tối kỵ, người ta đặt tên con thật xấu, tới thế hệ sau những năm kháng chiến, những cái tên dần dần mang tính chất mỹ từ hơn. Đó là thời điểm những cái tên như Ánh, Hoa, Mai, Lan, Nam, Hùng, Vũ, Lâm, Giang..... trở nên phổ biến. Thế hệ sau này chuộng cách đặt tên 2 chữ, nghĩa là họ đã chăm sóc cho cả chữ đệm nữa. Hãy kể tên những đứa trẻ thành thị sinh năm sau 2000 sẽ thấy chúng toàn những cái tên kêu, long lanh nhưng dễ hiểu: Quốc Bảo, Minh Thư, Chí Dũng....Hết những em bé rồi đến những ca sỹ, nghệ danh của họ mang hơi thở của xã hội và đặc trưng cho giai đoạn ưa hình thức của người Việt ngày nay.

Bạn và tôi đều là người hay cười. Đôi khi ta không nhận ra điều đó, bởi lẽ ta cứ nghĩ rằng cười là một "thành phần không thể có ít" của con người. Song, nụ cười chính lại là một biểu hiện lịch sử của dân tộc. Hay cười chính là một đặc trưng dân tộc của Việt Nam, luôn lôn phát triển, biến đổi theo quá trình lịch sử. Khi bắt tay, gặp gỡ, thậm chí nhìn thấy một người không quen ta cũng cười. Nụ cười đôi khi là biểu hiện của sự đau khổ, sự thất vọng, sự điên loạn hoặc sự hờ hững tùy theo từng cách mà nó toát ra khỏi miệng. Với riêng dân tộc ta, cười là một hành vi vô thức, không nhằm bất cứ mục đích nào hết.

Khi giao tiếp với thầy cô trong tư thế đứng, đa số chúng ta không giấu được vẻ khom người. Đó không phải là do chúng ta ngại thầy cô giáo, bởi lẽ có rất nhiều kẻ nhẵn mặt vẫn cứ khom khom khi đứng trước bề trên. Nếu hay xem phim nước ngoài, đặc biệt là phim Mỹ, Pháp thì chúng ta llaij thấy cách hành xử của họ lại không như vậy, họ đứng thẳng, nhìn thẳng và nói với tốc độ biến thiên theo cảm xúc. Hơi khom người và nói chậm là những hành vi đặc trưng của chúng ta hằng ngày mà chính chúng ta không nhận ra. Đặc điểm này không phải ngẫu nhiên mà có. Nó là hệ quả của hàng ngàn năm nô dịch cùng lễ giáo phong kiến đã ngấm sâu vào huyết quản người Việt. Và thời gian đã biến nó thành một đặc điểm vĩnh hằng.

Chúng ta ghét ngồi lâu trong một tư thế, kể cả những người chơi game thâu đêm suốt sáng cũng hết co chân bên này lại ôm gối bên kia. Ngàn năm dân tộc giã gạo, quay cối xay, trèo cây lấy củi với một môi trường nhiều ruồi muỗi và khí hậu nóng ẩm khiến người Việt từ xa xưa có thói quen hay gãi, hay ngả ngốn mỗi khi mệt mỏi, dáng đi lao về phía trước, hay ngồi co chân lên ghế, ôm gối.... Những hành vi ấy ở mỗi chúng ta đều là vô thức, chẳng đáng chú ý.... Nhưng có lẽ người Việt chúng ta đã khác nếu như lịch sử lao động xã hội nước ta không diễn ra như vậy. Vì thế, khoa học Việt Nam cũng không quá phát triển, rất ít có những người kiên trì theo đuổi những mục tieu hàng chục năm, hay lao đầu vào những nghiên cứu thí nghiệm kéo dài vài năm mà có thể dẫn đến thất bại. Trong lịch sử chúng ta học cũng chỉ có hai nhà nghiên cứu lớn là Phan Huy Chú và Lê Quý Đôn.

Thỉnh thoảng gặp những người anh em, ta vẫn có hành động véo má, vỗ vai, tròng ghẹo.... Đó là những hành vi giải tỏa năng lượng thừa, mang tính gắn kết cộng đồng. Bản thân nó cũng trải qua các chặng kỳ lịch sử để đến với người Việt chúng ta ngày nay.

Những bữa cơm hằng ngày

Để nói về cuộc sống thanh bình, người Việt thường có một câu thành ngữ đơn giản: "Cơm no ba bữa". Nó cho thấy những đặc trưng sinh hoạt ẩm thực của dân tộc Việt, đó là ưa chuộng sự đơn giản, hiệu quả. Đối với người Việt, bữa ăn là minh chứng của cuộc sống. Người Việt không quá tuềnh toàng và không quá cẩn thận đối với bữa ăn, nhưng chúng phải đảm bảo được ba điều kiện: có 2 món ăn trở lên, đúng thời điểm ba bữa và đảm bảo năng lượng với nhiều loại rau.

Người Việt ở thời đại nào cũng không thể bỏ được thói quen ăn cơm với thức ăn chung, bằng mâm, bát, đũa, thìa. ĐỜi sống nông nghiệp suốt hàng ngàn năm đã được phần nào ghi chép ngay trong bữa ăn ấy. Trước kia, tổ tiên ta hầu như ít ăn thịt, bữa cơm chủ yếu quen với rau (rau dền, muống, rau ngót,, cải xanh, bí đao, chuối nấu...)
, vừng lạc, cà muối hay hành muối, tôm cua cá. Cách chế biến cũng khá đơn giản. Những món ăn này gần gũi với đời sống sản xuất và trở nên mãi mãi không thể thiếu trong bữa ăn người Việt. "Cơm không rau như đau không thuốc", ngay cả người Việt hiện đại cũng không thể bỏ qua các món dân dã trong bữa ăn.

Các loại rau như súp lơ, bắp cải, su hào, xà lách... mãi đến thế kỷ 17 mới đến với khuôn miệng của người Việt. Chúng ngon hơn với các món xào và dần dà hợp hơn với khẩu vị người dân phố thị.

Không giống như các nước khác, bữa ăn của người Việt là thước đo chất lượng cuộc sống. Người Việt chăm sóc bữa ăn rất kỹ nhưng không ưa những món ăn cầu kỳ, đối với chúng ta, món ăn ngon chỉ đơn giản là hợp khẩu vị và làm chúng ta no say. Cái bát không chỉ là thứ đựng thức ăn mà còn là một thứ cân đo sức vóc mỗi người. Với người Việt, cơm ăn dưới ba bát là đặc điểm của những người yếu đuối, ít sức sống, kém cỏi, hoặc có vấn đề về thể trạng. Sống qua nhiều thời kỳ đói khổ, ngon và no trở thành chuẩn mực của bữa ăn. Người phụ nữ chuẩn mực trước hết phải là người biết nội trợ

Ít có dân tộc nào nhắc đến bữa ăn trong lời ăn tiếng nói nhiều như Việt Nam:

" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"


" Có ăn cơm trắng mấy giò
Lại đây mà đẩy xe bò với anh"

Hay khi gọi điện thoại, gặp nhau người Việt nào đều có câu hỏi là: "cơm nước gì chưa?"

Điều đó cho thấy, bữa ăn mang theo tiếng nói lịch sử của dân tộc, cho dù mỗi thời đại chúng thường biến đổi ít nhiều.

(CÒN TIẾP)
Bạch Dương
Bạch Dương
Admin

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Vũ Đức Anh

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A11
Chuyên môn : Ngoại ngữ

Tổng số bài gửi : 483
BDH-Coins BDH-Coins : 59742
Danh vọng : 63
Ngày tham gia diễn đàn : 07/01/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Học viện Báo chí Tuyên truyền

http://www.bacduyenha.org

Về Đầu Trang Go down

Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất Empty Re: Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất

Bài gửi by Thiên Thần Khóc 26/7/2011, 5:29 pm

Đúng thế, đọc sách sử giờ chỉ thấy đau đầu. mà a viết hoành thật, nghe như nhà phê bình ấy. học sử như thế có phải dễ hơn chút ko...

Thiên Thần Khóc
Tân binh !!!
Tân binh !!!

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Đỗ Hiếu Thiên

Khoá học Khoá học : 49
Lớp Lớp : A2
Chuyên môn : Sinh

Tổng số bài gửi : 3
BDH-Coins BDH-Coins : 51257
Danh vọng : 0
Ngày tham gia diễn đàn : 26/07/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết