DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 5 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 5 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn

Go down

03042012

Bài gửi 

Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn Empty Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn






Chúng ta muốn có một nền giáo dục chuyên nghiệp, nơi mà hệ thống giáo dục chạy trơn tru và đạt được mục tiêu căn nguyên của giáo dục, chúng ta phải cách mạng giáo dục hoàn toàn chứ không phải một cuộc đổi mới trên bề mặt. Nhưng chúng ta mắc nhiều sai lầm lớn nhỏ và hoang mang trước đầy rẫy những nguy cơ vô hình mà nếu không tỉnh táo thì rất khó nắm bắt

Thay vì từ Đổi mới, có lẽ nên dùng từ “duy tân” hoặc “chuyên nghiệp hóa” cho giáo dục Việt Nam. Bởi lẽ, từ “đổi mới” nghe ra lại khá mơ hồ. Mà với tính cách của người Việt ta, mơ hồ sẽ dẫn đến trì trệ. Và e rằng, một ngày không xa, tất cả sẽ chìm vào im lặng, rồi chúng ta sẽ loáng thoáng có hai nhà báo nào đó nhún vai với nhau: Chẳng có cuộc cách mạng nào đâu.

Đó là nói vui. Thực ra, dùng từ “đổi mới”, “duy tân” hay “chuyên nghiệp hóa” là quyền của những nhà quản lý. Điều chúng ta cần làm không phải là nghe vào những gì họ nói, mà là nhìn những gì họ làm.

Giáo dục Việt Nam đang nhắm tới mục tiêu gì? Khi hỏi câu này tôi không muốn nhận được một con số chỉ tiêu, hay một viễn tượng, hay những phương châm đã cũ. Vấn đề muôn thưở của giáo dục luôn là đào tạo con người thành nhân, thành tài, thành danh. Nhưng có quá nhiều công đoạn để hướng tới mục tiêu đó, và trên con đường nhiều ngõ ngách ấy, đôi khi chúng ta quên mất phương hướng ban đầu.

Chúng ta muốn có một nền giáo dục chuyên nghiệp, nơi mà hệ thống giáo dục chạy trơn tru và đạt được mục tiêu căn nguyên của giáo dục. Chúng ta cần cách mạng giáo dục hoàn toàn chứ không phải một cuộc đổi mới trên bề mặt. Nhưng chúng ta mắc nhiều sai lầm lớn nhỏ và đứng trước đầy rẫy những nguy cơ vô hình mà nếu không tỉnh táo thì rất khó nắm bắt

Một hạt sạn nhỏ và những nguy cơ lớn

Nếu ai chưa từng quan tâm đến việc thay mới sách giáo khoa thì hãy tìm đến cuốn sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 2, phần Hướng dẫn đọc hiểu của bài Vợ Chồng A Phủ. Ở đây chúng ta có thể tìm thấy một hạt sạn nhỏ, “đứng ngẩn ngơ” giữa trang sách.


Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn Image010
Ảnh chụp từ trang sách Ngữ Văn 12 của một học sinh

Lỗi trong khâu biên tập vô hình chung đã khiến A Phủ phải về làm dâu gạt nợ nhà Thống lí Pá Tra.

Nhìn bề ngoài, chi tiết này cũng chỉ như là một câu chuyện ngụ ngôn nhỏ về tính ẩu đoảng trong nghề biên tập. Người ta sẽ nhún vai và cười nửa miệng: Sách giáo khoa mà có lỗi thì sách bình thường sẽ thế nào?

Song, nguy cơ thật sự không nằm trong lỗi cú pháp trẻ con ấy. Có một câu hỏi bật ra từ đây rằng: liệu có bao nhiêu học sinh phát hiện ra lỗi sai này và có hay không sự lờ đi của những nhà quản lý? Nào, hãy bắt đầu từ đây.

Phải thừa nhận rằng, các em học sinh sẽ vô cùng bất ngờ về cái lỗi này. Tại sao các em lại không phát hiện ra? Câu trả lời sẽ xuất hiện, vô cùng nguy hiểm: học sinh không đọc chỗ này. Kinh nghiệm của bản thân tôi cho thấy, văn hóa “soạn bài” của học sinh từ lâu đã biến mất. Thay vào đó là thói quen chép lại từ sách tham khảo. Với nguồn tài liệu tham khảo vô tận từ bên ngoài, ngay cả những giáo viên bộ môn cũng chẳng đả động đến phần hướng dẫn. Nội dung môn học bỗng trở nên thừa. Kiến thức cũng chỉ đến vậy trong khi giáo viên và học sinh không còn hứng thú với việc nghiên cứu, họ lờ đi cách tiếp cận phổ thông, và việc giảng dạy đôi khi trở thành thủ tục.

Môn văn đã mất giá. Việc hời hợt trong dạy và học ở các trường trung học như đã nói đến ở kỳ trước là một biểu hiện. Sự biến mất của văn hóa soạn bài là một biểu hiện. Lỗi sai căn bản của sách giáo khoa lại là một biểu hiện nực cười nữa.

Môn văn đã mất giá thì giáo dục cũng mất giá.

Một hệ thống rêu phong và những nguy cơ vô hình


Khi đã có một cái đích thì cuộc hành trình nào cũng đẹp. Cái đẹp của các cuộc hành trình đôi khi che mắt ta, làm ta không nhận ra cái đích đúng, và cứ tưởng ta đang đi đến cái đích lý tưởng. Điều này thật tệ hại.

Thật tệ hại nhưng mà nó nghiệm đúng cho đời sống học sinh ở nước ta. Mục tiêu của đa số học sinh chỉ là điểm cao và các trường đại học (dĩ nhiên chúng hoàn toàn chính đáng). Con đường chông gai để đến với mục tiêu này khiến cho môi trường giáo dục trở nên rộn ràng. Hiếm có quốc gia nào mà chuyện thi cử lại trở thành đề tài nóng như ở Việt Nam. Và những ai đang hưởng lợi nhuận bằng những sự kiện như thế này thì nên cảm ơn nó.

Nhưng mọi thứ rồi sẽ sớm trở thành những…. kỷ niệm đẹp, sau khi mục tiêu đã hoàn thành. Các học sinh bước ra ngoài cuộc sống, có thể là sinh viên, có thể là lao động, với một phông văn hóa nhiều lỗ hổng. Nước ta luôn luôn lạc hậu cũng vì điều này.

Tôi giật mình khi thấy người bạn trọ cùng phòng sống đời sống sinh viên của anh ta chỉ bằng thứ nhạc trẻ lố lăng và những bộ phim chém giết. Anh ta không biết đến những giá trị cuộc sống, không một lần biết đến cuốn sách và chẳng bao giờ quan tâm đến xã hội. Tôi không ghét anh ta vì điều đó. Nhưng tôi sợ những lỗ hổng văn hóa của giới trẻ ngày càng to ra, tỷ lệ thuận với lỗ thủng tầng Ozone. Giới trẻ, đặc biệt là cư dân mạng, ngày càng tạo ra vô sô trò đùa cợt và những sản phẩm phi giá trị. Tinh hoa sáng tạo của tuổi trẻ hoặc là chết trong những lỗ hổng văn hóa, những tư tưởng cũ, hoặc là dồn vào những thứ tạp phẩm Internet. Phần lớn học sinh sinh viên bị cuốn vào những điều tầm thường này, họ trở nên vô dụng trong việc khai phá, bảo toàn hay phát huy những giá trị văn hóa của đất nước, của nhân loại. Thế giới sống của tuổi trẻ ngày một hẹp dần. Đứng trước một vấn đề nào đó của đời sống, họ dễ rơi vào quanh quẩn trong những cuộc đôi co tinh thần và tư tưởng.

Thực tế là giáo dục Việt Nam và các bậc phụ huynh chưa xâm nhập được vào thế giới của giới trẻ hiện nay. Họ ngộ nhận nhiều hơn là hiểu biết. Chính họ cũng chưa hề xây dựng được một nền tảng văn hóa vững chắc cho con em mình. Một khi đã tạo ra những mục tiêu và những hình mẫu đẹp đẽ trong giáo dục (những trường đại học lớn, những thủ khoa, những học sinh giỏi), họ mãi mãi bị ám ảnh bởi những ảo tượng đó. Phụ huynh chỉ biết tạo điều kiện và cả sức ép cho con học. Giáo dục chỉ thiên về kiến thức và điểm số. Ấy là còn chưa nói những tiêu cực lớn nhỏ khiến cho Giáo dục trở nên nực cười hơn bao giờ hết. Thế giới tinh thần của học sinh không được chăm sóc. Chúng như những con cừu non không được gãi ngứa đúng chỗ, dễ dẫn đến lệch lạc.


Điều gì cản trở một cuộc cách mạng trong giáo dục?

Có thể phân loại những thành phần của hệ thống giáo dục chúng ta thành ba loại

Một là, những điều vô lý và vô nghĩa còn tồn tại trong hệ thống: căn bệnh học gạo, tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, bệnh ưa hô hào, sự độc tôn hóa kiến thức, phương pháp giảng dạy nhồi nhét. Những thứ trầm kha này đã ngấm vào tận sâu bên trong xương tủy của giáo dục. Có thể thấy, căn bệnh nào đã xuất hiện trong xã hội ta thì cũng đã mãn tính đối với ngành giáo dục.

Hai là, những điều nửa giá trị và nửa vô giá trị. Những hoạt động của Đoàn Thanh niên chưa thực sự thiết thực, gây ra bệnh hình thức. Không ít những buổi đại hội Đoàn diễn ra với “tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan”. Các bài tham luận, báo cáo tổng kết là sự chép lại một cách vô tư của những bản mẫu trước đó. Với mong muốn tạo dựng thế giới tinh thần cho tuổi trẻ, Đoàn thanh niên có lẽ cần thay đổi cung cách làm việc thay vì hờ hững vỡi sự giả dối nội tại thế này.

Tôi sẽ ủng hộ nếu như ai đó mạnh dạn thay đổi tư tưởng tập thể đè nặng lên học sinh. Khi phấn đấu và rèn luyện vì tập thể, năng lực cá nhân của các em sẽ bị lu mờ. Hãy để các em được thể hiện bản thân mà không mang khuynh hướng công lợi. Như thế, ngôi trường mới thực sự là môi trường phát triển của các em. Đất nước cần một thế hệ trẻ biết khước từ luật chơi bầy đàn để đến với ánh sáng văn hóa, văn minh.

Ba là, những điều giá trị “chưa tới nơi”. Đó là những gì tương tự như bài giảng đạo đức mang tính chất giáo điều. Tôi đã từng thấy môn Giáo dục công dân (GDCD) thể hiện rõ điều này. Khi một câu hỏi trong sách giáo khoa GDCD “lườm” các em và rằng: “Nếu bạn của em có biểu hiện ham chơi, em sẽ làm gì”. 100% các em sẽ trả lời rằng “sẽ khuyên nhủ”. Câu trả lời này đúng như thể nó buộc phải thế. Song hãy nhớ rằng, thiên đường không hề tồn tại. Xã hội giờ đây không còn như vậy. Khi các giá trị bị đảo lộn, các em học sinh không còn tin vào các bài giảng đạo đức nữa. Đó là lý do Giáo dục chưa thể thâm nhập được vào đời sống tinh thần của những mầm non trẻ. Những gì chúng ta cần chuẩn bị cho trẻ em, cho học sinh là kỹ năng sống và cung cách văn hóa, dựa trên thực tế xã hội chứ không phải là một thứ giáo điều ngạo mạn nào khác. Các em cần học được cách nghi ngờ, cách yêu cái đẹp, cách nuôi dưỡng bản lĩnh để chống trọi với cuộc sống.

Giáo dục không chỉ sai hướng, mà gần như đang bon bon trên con đường ngược chiều. Cần phải thẳng tay hành quyết những tồn đọng này. Nhưng….

….Ai sẽ làm?

Để làm một điều gì đó, ngoài kế sách thông minh của lý trí, bạn phải có cả lửa trong trái tim. Điều quan trong là giữ được ngọn lửa ấy khi mà xã hội này đang đầy vô cảm và lạnh lẽo.

Vấn đề của cải cách giáo dục cũng là ngọn lửa ấy. Không thiếu những người hiểu rõ những biến động và những sự thật đằng sau khuôn mặt tiu nghỉu của các sinh viên khi lên lớp. Không thiếu những chuyên gia phân tích nắm rõ được nguyên nhân sâu xa. Không thiếu cả nguồn vốn đầu tư cho giáo dục nữa. Nhưng ta lại thiếu người làm.

Điều tai hại là nghề giáo giờ đây chỉ còn là “nghề” chứ không đến được chữ “nghiệp”. Lương thấp. Sức ép công việc cao. Nhiệt huyết hao mòn dần theo viên phấn. Trong khi ban giám hiệu của các trường bị ám ảnh bởi thành tích. Học sinh ngày càng khó bảo. Mọi thứ cứ như là đang chống lại giáo dục nước nhà.

Lẽ nào chúng ta phải chờ đợi đến một thế hệ nào đó? Không. Thay vì đổ lỗi cho bộ Giáo Dục, thì cả xã hội cần hiệp sức để chiến thắng nỗi sợ sệt của chính mình trước những tư tưởng giáo dục đã lỗi thời. Thêm nữa, cần tạo điều kiện nghiêm túc cho những nhân tài, những người có thể mang lại chút hy vọng mong manh cho nền giáo dục đang suy tàn.

Chúng tôi vẫn còn trẻ. Và chúng tôi còn đây nhiệt huyết và năng lực, đam mê và sáng tạo. Đất nước nếu muốn phát triển thì xã hội phải giữ được những điều đó mãi trong sáng và vẹn nguyên cho thế hệ chúng tôi. Nếu không, thì hãy tự tạo ra những cơ chế để đừng giết chết nó. Về điều này, có lẽ tuổi trẻ phải dành cho xã hội hai chữ “khẩn cầu”.

Đức Anh
http://bachduong.ws
Bạch Dương
Bạch Dương
Admin

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Vũ Đức Anh

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A11
Chuyên môn : Ngoại ngữ

Tổng số bài gửi : 483
BDH-Coins BDH-Coins : 59313
Danh vọng : 63
Ngày tham gia diễn đàn : 07/01/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Học viện Báo chí Tuyên truyền

http://www.bacduyenha.org

Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit
- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết