DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Chuyện thật mà như đùa

2 posters

Go down

Chuyện thật mà như đùa Empty Chuyện thật mà như đùa

Bài gửi by infomative 18/5/2011, 9:51 pm



Những câu chuyện kể ra dưới đây, với một số người, đó là chuyện phiếm, với một số người khác, nó là chuyện bình thường. Đối với tôi, nó thật, mà như đùa

Có một số người bạn của tôi toe toét kể rằng: hôm thi thử tốt nghiệp ở trường, có một đứa cùng mã đề cứ bắt nó cho xem bài thi Lý để copy kết quả làm bài. Cũng thường thôi, tên kia dốt đặc cán cuốc, biết người biết ta như thế là khôn khéo. Song, cái hành động giật bài và thúc giục khổ chủ ngồi lui ra để hắn nhìn bài lại là bằng chứng chống lại nhạn định trên. Bạn tôi nó tức lắm. Nhưng nó vốn là đứa hiền hòa, không có thói quen tự thấy mình dễ dãi. Câu chuyện này nhanh chóng trở thành chuyện tán gẫu.

Cũng trong cái phòng thi đó, giám thị coi chặt, và đùa rằng: "cô không có thói quen rộng rãi trong phòng thi". Một tên đang lúi húi chép văn chợt ngẩng đầu lên, như vớ được hạt đỗ giữa cốc chè loãng, phán: cô học cách coi rộng đi là vừa!

Cả một xã hội hiện ra trong phòng thi: nỗ lực, niềm tin, bản lĩnh, hồn nhiên, nghi ngờ, giả dối, ngu ngốc, tội lỗi, tham vọng,... Trong đó, cái việc mang tài liệu vào và quay cóp trở thành một mốt mà thậm chí người ta còn khoe với nhau như một phần tất yếu của cuộc sống. Ra ngoài phòng thi, mấy đứa tíu tít với nhau: phòng tao ai coi thi, dễ hay khó... Ai mà thèm quan tâm: đề thi có những vấn đề gì, nội dung gì. Không, những người quan tâm đến đề thi Địa lý tốt nghiệp năm nay đúng là một kẻ khờ khạo chính cống!

Vấn đề không phải là chuyện bệnh thành tích. Vấn đề là cái văn hóa sống của rất nhiều người trong số chúng ta. Giá trị của các phong trào đoàn thể, các khẩu hiệu, lý tưởng sống...nằm ở đâu khi mà phần lớn học sinh chúng ta (ngay cả lớp 12) thường xuyên ăn nói ngang nhiên và chẳng biết coi trọng bất cứ cái gì. Cũng phải thôi. Ai dạy chúng ta văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử? Và liệu khi các thầy cô tâm huyết dạy bảo ta có chịu tiếp thu hay không?

Đó là vấn đề. Một vấn đề đè chết cả những suy nghĩ già nua.

Chuyện ôn thi đại học bây giờ như một cuộc đua ngựa - đua ngựa chứ không phải chạy đua, nghĩa là lao vào cuộc và chỉ biết quan tâm đến cái đích. Không còn một ai có ý thức trau dồi vốn văn hóa, hiểu biết. Hoặc nếu có cũng chỉ là những viên đá trong lòng sông chảy siết bị mài mòn đi một cách "hợp lý". Khi mà các môn khoa học xã hội bị xem nhẹ, học sinh chẳng khác nào những con rối của các môn tự nhiên. Mãi mãi không bao giờ có những bài học nhân văn nào trong suốt quá trình học tập. COn người sống nhanh và đề cao hiệu quả, phát triển một cách tự nhiên: ai hiền lành sẽ mãi hiền lành, ai có tâm địa thì tâm địa cũng ngày càng khôn lớn. Cuộc sống học đường đã mất đi sự cân bằng giữa kiến thức và lối sống. Lắng nghe những câu chuyện của các bạn học sinh với nhau, tôi thấy cũng chẳng khác nào câu chuyện của những người dân phố Huyện trong Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam: quanh quẩn và chẳng sáng ra được điều gì. Thậm chí, có người lôi chuyện ông Bin Laden bị sát hại ra làm trò đùa khiến ai đó tưởng tượng về việc những người dân tộc vùng cao đùa cợt với nhau về máy tính. Hầu hết những "phát ngôn hay" đều thuộc về học sinh các lớp chọn. Lại nói chuyện các lớp, họ tự hào về lớp mình lắm: nào là "vô đối", nào là đại gia đình, nào là thân yêu, nào là Kingdom... Xin hỏi chính những người trong lớp họ đối đãi với nhau thế nào, họ đối xử với người ngoài thế nào, có để lại ấn tượng tốt trong mắt các lớp khác hay không? Những điều đó phải là do văn hóa sống. Trước khi may áo đồng phục cho lớp, liệu ai đã suy nghĩ xem lớp mình đã là một tập thể "đẹp" trong mắt người khác chưa, đã có một không gian lớp học thân thiện chưa...?

Cả một thế hệ trẻ 9x suy sụp trong một xã hội giả dối và cẩu thả.

Có một câu cửa miệng là: mỗi người một suy nghĩ, một quan điểm khác nhau... Câu nói này thường được dùng để lảng tránh vấn đề hiện thực ngay trước mắt, đôi khi là phủ nhận sự thật, hoặc bày tỏ sự không thèm quan tâm của bản thân. Mỗi người có một suy nghĩ và một quan điểm khác nhau khi và chỉ khi đó là vấn đề quan điểm, sở thích. Còn khi nói về những vấn đề gay gắt và nóng hổi, con người luôn phải nghiêm túc để cùng nhau thống nhất chính kiến. Phải chăng cái quan niệm "mỗi người một suy nghĩ, một quan điểm khác nhau..." này là nguyên nhân gây ra bệnh vô cảm?

Thật đáng tiếc cho cái tuổi hồn nhiên học trò của chúng ta, có TV, có Internet...mà lại bị khủng hoảng niềm tin giữa xã hội này. Đúng đấy, chúng ta tin vào cái gì đây. Những bài văn sướt mướt của kênh 14, báo mực tím và báo hoa học trò như Trà sữa, Teenstory,... cũng chỉ như một hành động qườ quạng tìm một chỗ bấu víu. Thời buổi này, ai còn "sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn" nữa. Giả tạo!

Còn cái thật tâm của chúng ta, chúng ta hãy giữ lấy và nuôi nấng nó. Chúng ta ở bất cứ đâu, hoàn cảnh nào vẫn có nét đẹp của người Việt, của học trò tuổi ô mai. Nhìn những thế hệ lớp 7, lớp 8 bây giờ mới thấy sự suy thoái về văn hóa sống, mới biết quý trọng chính chúng ta. Tương lai của đất nước nằm gọn trong chỗ đó.
infomative
infomative
Hạ sĩ
Hạ sĩ

Khoá học Khoá học : ?
Lớp Lớp : ?
Chuyên môn : Văn

Tổng số bài gửi : 17
BDH-Coins BDH-Coins : 54752
Danh vọng : 1
Ngày tham gia diễn đàn : 26/09/2010

Về Đầu Trang Go down

Chuyện thật mà như đùa Empty Re: Chuyện thật mà như đùa

Bài gửi by Tâm NV...! 21/5/2011, 6:49 am

một suy nghĩ hay đấy !
Good !

Tâm NV...!
Thượng Tá
Thượng Tá

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Nguyễn Văn Tâm

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : a5
Chuyên môn : Văn

Tổng số bài gửi : 474
BDH-Coins BDH-Coins : 61536
Danh vọng : 34
Ngày tham gia diễn đàn : 06/03/2010
Tuổi : 30
Đến từ : Arena Multimedia
Nghể nghiệp : Designer Freelance
Phương châm sống : Muốn là nguời dẫn đầu, hãy là người bắt đầu

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết