DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

+2
K+1
Bạch Dương
6 posters

Go down

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh  Văn Empty Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

Bài gửi by Bạch Dương 13/9/2010, 7:00 pm

Giới thiệu: Thầy Vũ Khánh là một giáo viên tâm huyết trong nghề dạy văn của THPT Bắc Duyên Hà. Rất nhiều anh chị em chúng ta trên diễn đàn này đều đã trưởng thành từ không chỉ những kiến thức quý báu đến từ những trang giáo án của thầy mà còn là những bài học nhân văn, ngỡ bình thường mà sâu sắc, thấu đáo.
Dưới đây là 2 truyện ngắn đã từng đạt giải Nhất trong cuộc thi Viết truyện ngắn Tiền Phong năm 1993



HỒN CÚC



Buổi sáng.

Cô phát thanh viên trên đài vừa cất tiếng: “Chúc các bạn một ngày vui vẻ và hạnh phúc” thì Uyên tỉnh dậy.

Sáu giờ. Nàng thu xếp đồ đạc vào chiếc va li cũ kỹ. Tài sản đáng giá nhất là hơn hai trăm cuốn sách, nàng đã nhờ người chuyển đi từ hôm trước.

Sáu giờ ba mươi phút. Nàng đặt chiếc va li lên xe, hất mái tóc về phía sau.

Mọi người trong khu tập thể dường như chờ đợi giờ phút này đã lâu. Họ ùa ra, rối rít chào, rối rít bắt tay, rối rít chúc nàng bình an thanh thản. Nàng hé môi, nụ cười của nàng bao giờ cũng khó hiểu.

Bẩy giờ kém mười lăm phút. Nàng đẩy cánh cổng trường ra đi. Mùa thu dường như chầm chậm bước.

Cũng một mùa thu – hơn mười năm trước * * *, Uyên rời trường đại học để về ngôi trường này, hoá thân từ nữ sinh Văn khoa thành cô giáo trường làng. Phút hoá thân, không phải là phút giây sung sướng trào nước mắt, khi đón nhận tấm bằng tốt nghiệp đỏ chói, kết quả của bốn năm vùi đầu vào sách vở, mà chính là lúc ông hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở Thanh Bình chìa tay về phía Uyên (một bàn tay lạnh lẽo).

Ngày. Lũ học trò kéo nhau xuống khu tập thể giáo viên xem cô Uyên mới về, tóc phi dê, áo có hai túi ở hai bên ngực.

Buổi tối trong phòng Uyên, Vân thở dài. Uyên quát lên:

- Việc gì phải suy nghĩ. Chúng ta được đào tạo để dạy Văn chứ không phải dạy Sử. Nhà trường phân công dạy môn Sử, không dạy! Có thế thôi!

Ban giám hiệu họp. Cuối buổi, Lân, bí thư chi bộ nhà trường nhấn mạnh:

- Cô Uyên mới về có những biểu hiện không đúng mực, các đồng chí lưu ý, chấn chỉnh ngay.

Hôm sau, giờ ra chơi, Uyên tạt qua khu vườn trường thấy cô Lâm và cô Ánh đang to tiếng. “Khủng hoảng kinh tế sau chiến tranh thế giới” vì diện tích trồng rau. Uyên:

- Chị Ánh, chị Lâm. Các chị chia đôi phần đất của tôi, mỗi chị một nửa nhé. Tôi lười lắm, không trồng rau đâu.

“Hoà bình lập lại”. Nhiệm vụ của hai người sau câu tuyên bố xanh rờn đó là “cải cách ruộng đất”. Uyên phì cười.

Chiều thứ hai, họp hội đồng nhà trường. Kiên, hiệu trưởng đọc công văn về giống cây trồng vụ đông và công tác hộ đê, phòng lụt của Uỷ ban nhân dân huyện. Đang đọc, bỗng nhớ ra điều gì, Kiên nói:

- Đề nghị các đồng chí lập danh sách đội tuyển học sinh giỏi các lớp, lát nữa nộp cho đồng chí Thư.

Ồn ào. Giá lợn dạo này hạ. Nếu không nuôi thì phí nước gạo và lá bắp cải già. Mà nuôi thì lỗ vốn. Mảnh vải xoa này may một bộ đồ ngủ thì hết ý. Mỏng thế, rất mát. Mà hoa màu xanh nhã nhặn chứ không như của cô Tuyết ngoài chợ đâu.

Uyên đứng lên:

- Xin phép đồng chí Hiệu trưởng. Từ phiên họp lần sau, đồng chí cho phép tôi ngồi đọc truyện hoặc đan len. Tôi sẽ không phát biểu gì cả. Còn nếu không thì tôi phải nói ngay rằng: giọng đọc của đồng chí chán lắm.

Chiếc kính của Kiên rơi xuống đất. Sửng sốt không phải trạng thái của riêng Kiên.

Ngoài kia, sân trường tĩnh lặng. Những cây bạch đàn rơi từng mảnh vỏ phía ngoài để lộ làn da nõn nà. Cỏ sân trường dày và xanh mướt. Đi chân trần trên đó thật thú vị. Những lớp học, tường quét vôi trắng, cửa sổ màu xanh. Khẩu hiệu ở trên tường “Dạy tốt-học tốt”. Những chiếc bàn ghế cũ kỹ, đầy vết mực dây, nhằng nhịt chữ viết và nét dao rạch. Một chiếc dép trẻ em nằm im trong ngăn bàn. Đứa học trò tinh nghịch nào đã giấu dép của bạn mình vào đây. Hẳn là chủ nhân chiếc dép đã khóc sướt mớt trên đường về.

Buổi tối, trong phòng cô Lâm, giáo viên dạy kỹ thuật Lâm và Ánh đang tâm sự:

- Xem chừng con Uyên to gan lắm. Nó đốp lại hiệu trưởng ra trò.

- Chị biết không thuở học lớp 4, đạt học sinh giỏi tỉnh, được chọn đi thi toàn miền Bắc, nhưng lại trượt tốt nghiệp.

- Sao lại thế?

- Cố tình trượt chứ không phải bị trượt. Ông bố là chủ tịch xã đang hăng hái trong phong trào “trăm phần trăm”. Cái gì cũng một trăm phần trăm. Thanh niên đi nghĩa vụ quân sự trăm phần trăm. Nhà nhà làm phân xanh, người người làm phân xanh. Trăm phần trăm. Tốt nghiệp tiểu học. Một trăm phần trăm.Vậy mà cái Uyên nói với bố rằng: “Con sẽ phá kế hoạch trăm phần trăm của bố. Bao nhiêu đứa học dốt mà đỗ tốt nghiệp một trăm phần trăm. Chúng nó không trượt thì con sẽ trượt” Và khi đi thi thì một môn cô nàng để giấy trắng, một môn thì vẽ khỉ, vẽ voi gì ấy. Kết quả là họ vẫn đưa con Uyên lên học lớp 5. Nghe đâu, không biết có chính xác không, nhưng ngay từ hồi ấy, con Uyên đã nói với bố rằng: “Bố là thành phần tích cực, nhưng tích cực cộng với sự kém hiểu biết là phá hoại”.

- Đến thế kia ư? Tính nết kiểu ấy thì ai dám lấy?

- Biết đâu được hả chị!

Họp chuyên môn. Tổ trưởng Dung thông báo kế hoạch thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Tất cả rối rít, bận bịu trừ Uyên. Nàng không thú lắm kiểu thao giảng với những người dự giờ cố tình tìm ra những khiếm khuyết của đồng nghiệp trong giờ dạy, còn người đứng trên bục giảng thì cố gắng khoả lấp những khuyết điểm của mình. Mặc dầu vậy, giờ của Uyên vẫn được cả tổ chuyên môn nhất trí là giờ dạy thành công nhất của tổ, xếp loại giỏi. Uyên im lặng.

Ngôi trường Thanh Bình giống như một hòn đảo, nằm chơ vơ giữa biển lúa. Ngày, người ta ùa ra đồng. Đêm, chó sủa râm ran, luỹ tre làng xào xạc. Thanh niên ở vùng này vốn hiền lành tới mức tội nghiệp, chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng khoán. Những anh chàng láu cá và lém lỉnh đã tìm đủ mọi cách thoát ly, trước khi có đợt tuyển nghĩa vụ quân sự.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Hoa cúc - ảnh chỉ mang tính minh hoạ



Thỉnh thoảng, một hai cô cậu học trò đỗ đại học, đến chào các thầy cô giáo cũ. Một đôi lần, bác phụ huynh đến để xin các thầy cô hiểu cho “Cháu nó nghe bạn bè xui dại, chứ ở nhà cháu ngoan lắm”

Những ngày chủ nhật, trường vắng ngắt. Trong khu tập thể giáo viên chỉ còn lại mấy cô giáo độc thân và anh chàng Cầm. Cầm dỏng cao, điển trai, lặng lẽ. Khách đến trường cứ nghĩ Cầm là giáo viên dạy môn phụ nào đó (kỹ thuật hay chính trị), không ai nghĩ là giáo viên Văn. Cầm cẩn thận, tỉ mỉ ghi chép trong những giờ họp hội đồng, họp công đoàn, họp chuyên môn nhưng chẳng bao giờ phát biểu. Các cô giáo thường trêu chọc Cầm một cách quá đáng. Riêng Uyên thì không. Nàng không thích sự lặng lẽ của Cầm, nhưng cả hai cùng yêu hoa cúc.

Buổi sáng, khi Cầm đang rửa mặt thì Uyên cầm tay anh, kéo ra bờ giếng. Nước giếng trong vắt. Ở dưới đó có gương mặt của hai đứa trẻ, lung linh huyền ảo. Uyên nói:

- Giá như cuộc đời trong như làn nước ấy nhỉ? Cầm nhìn nàng, cái nhìn của đứa trẻ mười tuổi. Uyên kể cho anh nghe về tuổi ngây thơ với sự tự hào hiện lên rõ rệt trên khuôn mặt.

Lời đồn trong khu tập thể giáo viên: Uyên yêu Cầm. Nàng chỉ cười.

Cái tin đó loãng tan khi một chàng đẹp trai đẹp mã từ phố huyện về. Anh ta đến phòng Uyên vẻ thi sĩ, phong trần và quyến rũ.Chàng nói chuyện với Uyên hàng giờ về Xuân Diệu, Nguyễn Bính. Nàng chìm đắm trong những hứng thú mà ở chốn này, chẳng ai khơi cho nàng. Một đêm trăng, họ đèo nhau trên đường đê. Thị xã lùi lại phía sau. Đang đi, bỗng dưng nàng nói:

- Anh dừng lại. Trăng đẹp quá. Em muốn ngắm trăng.

Chàng ngả xe đạp trên đê. Họ ngồi bên nhau như bất kỳ một đôi tình nhân nào trên đời, Uyên nhảy nhót như một đứa trẻ. Gương mặt nàng ngời sáng, thánh thiện. Nàng thò tay xuống bãi sông, vốc một nắm cát. Những hạt cát chảy trên tay nàng mát rượi. Trên kia, trăng như dát bạc trên vòm trời. Nàng tinh nghịch như mới mười ba tuổi, xoa những hạt cát vào cổ chàng.Cử chỉ ấy đốt cháy chàng ngay lập tức. Ghé môi xuống sát khuôn mặt nàng, bàn tay chàng chạm vào vùng cấm. Cảm giác tròn, mềm, ấm…

Nàng đẩy chàng ra ngay lập tức, kèm theo lời thoá mạ:

- Tôi không ngờ anh lại như vậy. Anh đừng tưởng tôi giống như lũ búp bê ngốc nghếch ở phố huyện.

Chàng vội vã xin lỗi. Đêm trăng thế là mất đi cảm hứng. Đoạn đường còn lại, câu chuyện đã rời rạc. Cả hai người đều nghe rõ tiếng xích xe bị rão…

Những ngày sau đó, chàng đến thưa dần. Cuối cùng dịp nàng tổ chức sinh nhật, chàng đã gửi một tấm bưu thiếp thay cho sự có mặt.

Lời đồn trong khu tập thể: Cô Uyên lãng mạn, giao du với văn nghệ sỹ.

Nàng nhếch mép.

Người đàn ông thứ hai ở rất xa, mãi trong Thanh Hoá. Theo sự nhắn tin trên Đài tiếng nói Việt Nam, anh đi tìm bà nội mà anh lạc từ thủa nhỏ. Anh gặp nàng ở hiệu sách. Nàng mua cuốn “Hoá thân” của Kap-ka. Họ làm quen với nhau dễ dàng. Anh đã đưa nàng tới miền đất hiện sinh, nơi có người đã cam chịu hoá thân thành kiếp gián.

Mùa hè năm ấy, nàng theo anh về quê. Chẳng hiểu trong chuyến du ngoạn ấy, nàng gặt hái được gì. Chỉ biết, khi trở về, nàng không còn xe đạp để đi nữa. Khi có việc, phải ra khỏi trường, nàng đều phải mượn xe của Vân.

Lời đồn trong khu tập thể: Uyên bị thằng Sở Khanh ấy lừa mất xe đạp.

Uyên không cải chính.

Nàng không yêu anh, chiếc xe đạp ấy bán được hơn một trăm nghìn, nàng cho đứa em tập nguyền của anh. Nàng dành thời gian dạy anh cách làm bánh đa, bánh phở. Cái nghề ấy ở quê anh có thể hái ra tiền. Xong việc, nàng bình thản ra về…

Các luồng gió bắt đầu xoay chuyển.

Rồi thời mở cửa, kinh tế thị trường…

Các cuộc lột xác, hoá thân… ào ạt, vần vũ.

Rồi giảm biên. Uyên đứng đầu danh sách dôi dư. Nàng phản đối kịch liệt. Lâm và Ánh kéo đến phòng Uyên:

- Nếu cô không muốn ở trong diện dư thừa, phải chuyển đi trường khác thì phải có trong tay con số chính xác về số tiền thu chi của nhà trường. Ví như việc xây thêm dãy nhà mới…

Uyên quát lên:

- Tôi không cần tìm hiểu những thứ đó. Không cần phải thủ đoạn. Cứ giở luật ra: ai trình độ thấp thì phải ra đi trước, tôi, trình độ đại học, chuyên môn vững. Còn những người học sư phạm 7+3, 7+6 thì sao? Về tư tưởng, ai nói tôi chống phá đường lối của Đảng, ai nói tôi quan hệ bất chính, hãy phát ngôn xem nào…

Người hăng hái nhất trong việc đẩy Uyên vào diện dôi, dư là hiệu trưởng Kiên cũng bất lực. Trong khi một số người phải ra đi thì Uyên vẫn ngày ngày lên lớp. Nàng thanh thản lắm.

Những bông cúc vàng vẫn nở rộ trước cửa phòng Uyên. Nàng yêu hoa cúc. Liệu có thiếu nữ nào dám yêu loài hoa ấy như Uyên? Người ta bảo cúc vàng buồn lắm và bất hạnh. Nàng dám sánh với các thi nhân, ký thác nỗi niềm của mình vào những bông cúc ấy?

Khi hiệu trưởng Kiên bằng mọi cách để chuyển nàng đi trường khác thì Uyên kiên quyết ở lại. Đến khi ông ta tỏ vẻ bất lực thì chính Uyên lại nói:

- Ông yên tâm. Rồi tôi sẽ ra đi.

Buổi họp hội đồng hôm ấy, nàng tuyên bố: Nàng sẽ sinh con. Không chồng mà có con, nhất là cô giáo? Nàng lý giải:

- Tôi không muốn lấy chồng, nhưng tôi sẽ có con. Tôi xin phép nhà trường trước. Rồi tôi sẽ có con với người đàn ông nào tôi yêu. Nếu điều đó ảnh hưởng tới danh dự nhà trường , tôi sẽ xin ra đi, trước khi mọi người can thiệp.

Nàng đã làm đúng như vậy.

Buổi sáng mùa thu ấy, nàng ra đi.

Đốm thu đã phai phai sắc nắng, xoa dịu những cảm xúc hừng hực của mùa hè chưa chịu dời đi. phôi thai những cảm xúc dịu dàng đầy hứa hẹn.

Những bông hoa cúc vàng vẫn nở rực rỡ trong vườn trường. Cầm lững thững đi bên bờ giếng. Chàng nhìn thấy khuôn mặt trẻ con của mình dưới làn nước trong vắt. Những cọng lá từ trên cây rơi xuống khiến mặt nước, vỡ ra những vòng sóng. Hôm qua, Uyên nói với Cầm: “Tôi rất yêu nghề giáo, nhưng tôi còn yêu một cái khác hơn. Chính vì vậy tôi sẽ ra đi “Rồi nàng sẽ sinh con ở một nơi nào đấy, gương mặt nàng và thiên thần bé nhỏ ngời ngời hạnh phúc. Cầm nghĩ vậy và bất giác thở dài.

Trên sân trường, một cô bé học trò hớt hải chạy. Nó chui qua cửa sổ vào lớp học, thò tay vào ngăn bàn rút ra một chiếc dép nhựa. Chắc nó bỏ quên hay ai giấu vào đó. Rồi chui ra, bất chợt nhìn thấy Cầm, nó mỉm cười. Cái mũ hếch của nó thật là tinh nghịch.

Những ngày lập hạ, 1993



TẬT NGUYỀN

“Thơ em buồn, anh biết tại sao không?”
(Phạm Hồng Oanh)


Buổi sớm. Tiếng rao của người bán hàng rong ném vào không gian thật yên tĩnh một giai điệu trầm buồn.

Tôi mở mắt. Nhà trống trơn. Bố đã đi dạy học. Mẹ gánh hàng xén ra chợ. Em Bích Diệp đã đến trường. Tôi nhìn ra cửa. Trời trong và không xanh lắm. Cây cối đứng yên. Không có gió. Những cây xoan khẳng khiu trơ những cánh tay trong vườn nhà. Rặng râm bụt ngoài ngõ nhoà nhoà trong sớm mai. Những cây lá ấy lặng lẽ quá. Hình như chúng chẳng bao giờ cãi nhau.

Đã có lần, mẹ nói:

- Cũng may, nhà mình ở trong xóm. Nếu ở phố, con Giáng Hương làm sao chịu được!

Tôi bị liệt từ thuở nhỏ. Không ra được khỏi giường và phải tự làm lấy tất cả. Nhà nghèo. Bố thường kéo mẹ xuống bếp và hai người to tiếng ở dưới ấy. Đêm, ở gường bên, mẹ ráo riết:

- Tiền lương tháng này ông lĩnh rồi cơ mà!

Bố thì thào:

- Cẩn thận kẻo con Hương nó biết.

Mẹ đành đấu dịu. Mẹ không muốn tôi buồn. Tình mẫu tử bao giờ cũng thiêng liêng.

Thuở nhỏ, tôi khóc ngằn ngặt, khi biết mình không thể đứng dậy và tự đi được nữa. Bây giờ hình như tôi không còn biết khóc. Lòng tĩnh không, nỗi niềm hầu như giải toả. Bố mẹ tôi coi tôi như là sự trừng phạt của Chúa (nếu có) dành cho hai người. Tôi khá nhạy cảm để ngay từ thuở nhỏ đã hiểu rằng: Bố mẹ không hợp nhau. Bố là một ông giáo khắc khổ. Ngày hai mươi tháng mười một, học trò các lớp mang hoa đến tặng. Bố cắm tất cả vào những lọ, những cốc mà vẫn không hết. Nụ cười trên khuôn mặt khổ sở của bố trông thương quá. Mẹ cất tiếng:
- Các cháu mang đến nhiều hoa quá. Lần sau, nếu đến, các cháu tặng thứ khác cũng được.
Bố giận tím mặt. Học trò về hết, bố lại kéo mẹ xuống bếp. Cãi nhau, những chẳng bao giờ chối bỏ nhau. Mẹ cần bố, chấp nhận bố, vì dù sao, ở chợ người ta vẫn gọi mẹ là “vợ ông giáo Phương”. Có lẽ mẹ hãnh diện với đồng loại buôn bán ở chợ. Tôi sống với những số phận trong sách vở. Bố lôi tất cả những cuốn sách trong tủ cho tôi đọc. Bố là giáo viên văn. Chắc bố yêu nghề. Mẹ vẫn bảo:
- Sách của ông chỉ để dứ bọn trẻ con.

Hình như trong sách, người ta sống đẹp hơn ở ngoài đời. Những bà bạn ngồi chợ của mẹ đến chơi vẫn nói: “Nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu” đó thôi. Thấy tôi mê sách mẹ nói với bố:

- Thì cũng là nguồn vui của nó, biết làm sao được. Nằm đó mà không đọc sách thì nó chết mất.

Lúc ấy tôi đã nhìn mẹ bằng ánh mắt biết ơn.

…Ngoài kia, những vòm lá bắt đầu lay động. Gió vờn vờn trên những búp lá. Nhẹ. Lay lay… một sức mạnh dường như tiềm ẩn từ đâu bỗng trỗi dậy. Gió đánh đu trên những tàu lá chuối. Phành phạch. Soạc. A, tàu lá chuối bị xé rách. Ánh nắng xuyên qua khuôn cửa sổ, soi vào giường tôi những vòm sáng lung linh. Chắc là nó bị chắn bởi những vòm lá trước sân. Sự sống kỳ diệu thật. Giá Bích Diệp ở nhà, em sẽ đỡ tôi ngồi dậy. Tôi sẽ dựa lưng vào em mà khám phá khoảng không gian trước mắt. Tôi thèm sự cựa quậy trong yên tĩnh kia. Nó gột rửa tất cả những nỗi buồn mà bố mẹ tôi cố giấu đi đêm trước. Nó phôi pha những đụng độ mà bố mẹ không muốn cho tôi biết. Ánh nhìn của tôi thăm thẳm. Nếu đôi chân của tôi không chịu tật nguyền, liệu tôi có cảm nhận được sự bất diệt đó không? Tôi sẽ chạy khắp các ngõ xóm, tiếng cười lanh lảnh như Valia trong câu chuyện “Chiếc nhẫn bằng thép” của Pa-u-xtốp-xki. Tôi sẽ lắc lư hai bím tóc và ửng hồng đôi má trước bạn bè. Em Bích Diệp sẽ chỉ còn biết làm nũng mẹ. Tôi sẽ mua cho nó chiếc nơ hình con bướm mà nó hằng ao ước…Rồi tôi sẽ lấy chồng, sinh con, ôm cháu về nhà ngoại. Mẹ tôi sẽ bế đứa con của tôi và nựng:

- Cháu ngoan của bà…

…Một hôm, tôi bảo Bích Diệp:

- Chị rất muốn ra phố. Không biết ở phố, nhà cửa đẹp như thế nào?

Diệp líu lo kể về lớp 6 chuyên Văn, về những ngôi nhà to lớn trông như những con tàu đậu trên bến cảng mới được xây dựng ngoài phố. Nó hứa;
- Bao giờ đủ tiền, bố mua xe đẩy, em sẽ đưa chị ra phố.
Tôi cười:
- Biết đến bao giờ bố mới có tiền mua xe đẩy. Chị đọc báo thấy lương giáo viên vẫn còn thấp lắm.
Trưa rồi. Đài nhà ai đã mở, phát thanh chương trình âm nhạc cổ truyền. Tiếng líp xe kêu từ ngoài ngõ. Bố về! Bố sà ngay vào giường tôi:
- Thế nào, Giáng Hương?
Tôi cười:
- Con vui, bố ạ.
Gương mặt bố bớt nhăn nheo, ánh mắt của bố nhìn tôi đầy trìu mến:
- Ngày mai, bố lấy xe đẩy, con ạ!


Quá trưa, mẹ quăng gánh hàng vào góc nhà. Đặt tay lên trán tôi rồi mẹ lại vội vã đi. Mẹ đi lấy hàng. Trước khi ra cửa, mẹ dặn:

- Ở nhà trông chị, nghe Diệp!

Cả buổi chiều Bích Diệp ở bên tôi. Cửa sổ đã đóng lại. Tôi hóa thân thành đứa em gái, tưởng tượng mình là Bích Diệp học lớp 6 chuyên Văn.

Buổi tối, mẹ ngồi bên tôi, vừa đếm số tiền bán hàng ở chợ vừa nói:

Hôm nay là ngày sinh của con. Con mười tám tuổi rồi đấy, Hương ạ.

Mười tám tuổi điều gì xẩy ra với tôi-cô bé tật nguyền?

- Bằng tuổi mày người ta lấy chồng rồi đấy.

Rồi mẹ vội vàng an ủi:

- Đừng buồn, con nhé.

- Không con không buồn, mẹ ạ.

Tôi không sử dụng ánh mắt để diễn tả tình cảm nữa. Tôi im lặng. Hình như ở ngoài kia, ngoài ô cửa, mẹ là một người đàn bà khác, hoàn toàn khác. Người đàn bà mang gánh nặng gia đình trên vai. Còn bây giờ, trước tôi, sự tật nguyền bất hạnh nương níu khiến mẹ từ cõi lo toan đó trở về cõi yêu thương. Giá trước bố, mẹ im lặng như vậy. Đằng này, bố và mẹ cứ phải kéo nhau xuống bếp để to tiếng ở dưới ấy.

Tôi nhìn mẹ. Một thứ ánh sáng riêng trong tôi trỗi dậy. Như mầm non tách vỏ, như tiếng rì rào của gió, của sóng, của muôn vàn âm thanh cuộc sống hằng ngày. Bố mẹ đều thương tôi, đứa con gái tật nguyền bé bỏng. Còn tôi, với đôi chân không bao giờ lớn nữa, sức mạnh tâm hồn nâng đỡ khiến trong tôi tràn ngập tình thương yêu bố mẹ. Họ không hiểu nhau, không biết là của nhau. Giá trong đôi chân tật nguyền của tôi, mẹ đã không có sự dịu dàng như thế và bố cũng không thể chấp như vậy. Con người bé nhỏ vì không biết lớn hơn chính bản thân mình, vượt qua chính bản thân mình. Sự tật nguyền của thể xác cứu giúp sự tật nguyền của tâm hồn.

Tôi muốn nói với mẹ điều ấy mà không được. Nước mắt tôi ứa ra.

Đêm. Tôi cảm nhận bởi một mùi hương dễ chịu. Như mùi nồng nồng, ngai ngái của cỏ non pha chút ẩm ướt. Tiếng con dế đang nỉ non bỗng im bặt. Chắc mẹ vừa giột nước vào góc nhà. Tôi chìm dần vào giấc mơ. Một chiếc xe đẩy hiện ra cùng nụ cười của em Bích Diệp. Cánh đồng hoa rực rỡ các sắc màu. Tôi giơ tay định hái một bông hồng đỏ. Cảm giác đau ở bả vai, ở khớp tay khiến tôi tỉnh dậy. Nghe thấy tiếng rì rầm ở dưới bếp, tôi ngoảnh ra. Ngoài kia, đêm đang lụi.

Năng khiếu Hưng Hà, mùa rét ngọt, 1993

Bạch Dương
Bạch Dương
Admin

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Vũ Đức Anh

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A11
Chuyên môn : Ngoại ngữ

Tổng số bài gửi : 483
BDH-Coins BDH-Coins : 59874
Danh vọng : 63
Ngày tham gia diễn đàn : 07/01/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Học viện Báo chí Tuyên truyền

http://www.bacduyenha.org

Về Đầu Trang Go down

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh  Văn Empty Re: Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

Bài gửi by K+1 2/10/2010, 7:59 pm

Truyện Hồn cúc nghe có chút gì đó Vũ trọng phụng, mà lạnh lùng kiểu Nam Cao
K+1
K+1
Thiếu úy
Thiếu úy

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : N. A. Kiên

Khoá học Khoá học : 44
Lớp Lớp : A1
Chuyên môn : Sử - địa

Tổng số bài gửi : 79
BDH-Coins BDH-Coins : 56440
Danh vọng : 11
Ngày tham gia diễn đàn : 15/05/2010
Đến từ : Truyền hình vệ tinh Kplus
Nghể nghiệp : đh dược

Về Đầu Trang Go down

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh  Văn Empty Re: Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

Bài gửi by Mai la niem dau 2/10/2010, 8:20 pm

quá hay!
miễn bình luận
Mai la niem dau
Mai la niem dau
Hạ sĩ
Hạ sĩ

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A3
Tổng số bài gửi : 18
BDH-Coins BDH-Coins : 55126
Danh vọng : 0
Ngày tham gia diễn đàn : 31/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh  Văn Empty Re: Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

Bài gửi by chaua2 3/10/2010, 12:29 am

Hay thật, nhưng ko hiểu lắm kết thúc của 2 truyện
chaua2
chaua2
Trung Tá
Trung Tá

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Vũ Thị Hồng Châu

Khoá học Khoá học : 46
Lớp Lớp : A2
Chuyên môn : Vật lý

Tổng số bài gửi : 354
BDH-Coins BDH-Coins : 56809
Danh vọng : 17
Ngày tham gia diễn đàn : 17/05/2010
Tuổi : 32
Đến từ : HRM- NEU
Nghể nghiệp : Sinh viên

Về Đầu Trang Go down

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh  Văn Empty Re: Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

Bài gửi by hoangnam_a5k45 19/10/2010, 9:50 pm

ờ ờ,hay thiệt đó.

hoangnam_a5k45
Tân binh !!!
Tân binh !!!

Khoá học Khoá học : 45
Lớp Lớp : A5
Chuyên môn : Toán - Tin

Tổng số bài gửi : 2
BDH-Coins BDH-Coins : 54474
Danh vọng : 0
Ngày tham gia diễn đàn : 19/10/2010

Về Đầu Trang Go down

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh  Văn Empty Re: Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

Bài gửi by trantiendat_a9k49 22/10/2010, 3:26 pm

Thầy ơi!hay lém.Em ủng hộ thầy
trantiendat_a9k49
trantiendat_a9k49
Thượng Tá
Thượng Tá

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Dân Chơi Phố Mẹo

Khoá học Khoá học : 49
Lớp Lớp : A9
Chuyên môn : Toán - Tin

Tổng số bài gửi : 495
BDH-Coins BDH-Coins : 58299
Danh vọng : 24
Ngày tham gia diễn đàn : 05/03/2010
Tuổi : 29
Đến từ : Mẹo City
Nghể nghiệp : Học Sinh Yêu CNTT
Phương châm sống : Phận Làm Trai Gõ Phím Bình Thiên Hạ....Chí Anh Hùng Click Chuột Định Giang Sơn

http://me.zing.vn/trantiendattb/profile

Về Đầu Trang Go down

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh  Văn Empty Re: Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

Bài gửi by trantiendat_a9k49 14/12/2010, 4:46 pm

langthanh đã viết:bình thường
XIn bạn hãy đọc lại đi, đây là tác phẩm ấn tượng nhất trong tập san của trưởng đó
trantiendat_a9k49
trantiendat_a9k49
Thượng Tá
Thượng Tá

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Dân Chơi Phố Mẹo

Khoá học Khoá học : 49
Lớp Lớp : A9
Chuyên môn : Toán - Tin

Tổng số bài gửi : 495
BDH-Coins BDH-Coins : 58299
Danh vọng : 24
Ngày tham gia diễn đàn : 05/03/2010
Tuổi : 29
Đến từ : Mẹo City
Nghể nghiệp : Học Sinh Yêu CNTT
Phương châm sống : Phận Làm Trai Gõ Phím Bình Thiên Hạ....Chí Anh Hùng Click Chuột Định Giang Sơn

http://me.zing.vn/trantiendattb/profile

Về Đầu Trang Go down

Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh  Văn Empty Re: Chia sẻ: Truyện ngắn Hồn Cúc và Tật nguyền của thầy Khánh Văn

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết