DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng”

Go down

31072010

Bài gửi 

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Empty Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng”




Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng”
Đó là Phạm Văn Khánh (thủ khoa 29 điểm ĐHBK Hà Nội) và Lê Thị Minh Vượng (thủ khoa 29 điểm ĐH Y Hà Nội, và 29 điểm ĐH Ngoại Thương) cùng học lớp 12A3, trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa. Cả hai đều là con của những người nông dân nghèo vùng quê lam lũ.

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Thu-khoa

Thủ khoa ĐHBK Hà Nội Phạm Văn Khánh (trái) và thủ khoa ĐH Y Hà Nội Lê Thị Minh Vượng


Ăn mỳ tôm, ngủ trọ 30.000 đ, đỗ thủ khoa ĐH Bách Khoa



Phóng viên tìm về nhà Phạm Văn Khánh ở thôn An Cư, xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa. Con đường làng dài khoảng 3km dẫn đến nhà Khánh, nơi hằng ngày em vẫn cắp sách tới trường, trơn trượt và lầy lội sau trận mưa đêm trước. Cái ngõ nhỏ dẫn vào nhà Khánh hoang vu, không cổng, không bờ rào, nước ngập bì bõm, chỉ có vài cây chuối và một đống rơm…

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Thu-khoa-1
Khánh giúp mẹ làm việc nhà




Lúc chúng tôi đến nhà, gặp một mình Khánh đang chuẩn bị vo gạo, rút rơm nấu cơm. Bố Khánh, ông Phạm Văn Kha (44 tuổi), mắc bệnh tâm thần phân liệt đã 5 năm nay đang nằm trong nhà, còn mẹ đang làm cỏ ngoài đồng. Ngôi nhà nhỏ xiêu vẹo chỉ rộng chừng 20 m2 vừa để ở vừa là góc học tập của Khánh, đồng thời cũng là cái kho để đồ đạc, xoong nồi, gạo thóc, quần áo của cả nhà.



Ra đồng bắt chuyện với mẹ Khánh đang làm cỏ cho lúa - lao động chính của gia đình, chị tâm sự: “Nhà tôi có hai cháu, chị Khánh là cháu Đào đang là sinh viên năm thứ 3 Đại học Ngoại thương. Nhà nghèo, Khánh ngoài thời gian học tập, vào vụ cấy, gặt đều phải ra đồng. Ngày thường thì ở nhà nấu cơm giúp bố mẹ”.



Mẹ Khánh cho biết, nguồn thu nhập chính của gia đình trông cả vào mấy sào ruộng. Hỏi tiền đâu thuốc thang cho bố Khánh, người phụ nữ nghèo nghẹn ngào: “Gia đình cũng chỉ biết đi vay mượn mỗi chỗ một ít. Các cháu lại ham học nên tôi cũng khó nghĩ lắm...”.

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Thu-khoa-2
Nuôi ước mơ giảng đường từ góc học tập đơn sơ.




Mẹ Khánh kể, trước khi đi thi Khánh có nói, nếu bố mẹ không có tiền cho con đi thi, con sẽ vay mượn bạn bè, sau này đi làm thêm sẽ trả. Với quyết tâm và nghị lực của con, người mẹ đành vay mượn tạm vài trăm nghìn đồng đưa Khánh lên thành phố dự thi đại học.



Hai mẹ con bắt xe hết 40.000 đồng, đến cổng trường Đại học Bách Khoa, hỏi thăm sinh viên tình nguyện nên tìm được phòng trọ giá rẻ 30.000/người/ngày. Hai mẹ con mỗi bữa chỉ dám đặt một suất cơm tại ký túc xá của trường với giá 12.000 đồng, còn lại thì ăn mì tôm. Khánh kể, biết mẹ mấy hôm nay chỉ ăn mì tôm thay cơm, thương quá nên chỉ ăn nửa suất, còn nửa suất dành cho mẹ...

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Thu-khoa-3
Bữa cơm trưa hàng ngày của gia đình thủ khoa Phạm Văn Khánh.




“Nhiều hôm, gần 1 giờ trưa, nhìn mẹ đi cấy thuê về người mệt lả, em thương lắm” - Khánh vừa nấu cơm, vừa tâm sự. Bữa trưa, giữa căn nhà ọp ẹp, chứng kiến mâm cơm của gia đình chàng thủ khoa nghèo, chỉ thấy mấy quả cà pháo, một bát nước mắm, một bát canh “không người lái” mà thấy nghẹn lòng. Khánh nói, nhà mình ăn thế quen rồi, chỉ dịp lễ tết mới có thịt.



Vừa học bài vừa... bế em, đỗ 2 trường 58 điểm



Thi cả hai trường “khủng” và đều đạt 29 điểm, tân thủ khoa ĐH Y Hà Nội, Lê Thị Minh Vượng, có một hoàn cảnh rất khó khăn: bố mẹ đều làm ruộng, nhà đông anh em, nên nhiều lúc em vừa học bài vừa phải bế em.

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Thu-khoa-4
Vừa học bài vừa trông em.




Lúc đầu, Vượng chỉ định thi khối A vào ĐH Ngoại thương. Mẹ Vượng chỉ có đủ 300.000 đồng cho con lai kinh, ứng thí. Nhưng cô trò nghèo vẫn âm thầm nuôi khát vọng lớn trở thành bác sĩ, nên đã tự vay thêm tiền người thân, để dự thi tiếp vào ĐH Y. Kết quả, Vượng đạt 29 điểm cả ĐH Y và Ngoại thương, trở thành tân Thủ khoa của ĐH Y Hà Nội.



Tiếp chúng tôi trong căn nhà chật hẹp, cô thủ khoa kể: “Hồi chuẩn bị làm hồ sơ, mẹ em còn định không cho đăng ký, vì sợ nếu đỗ, sẽ chả có tiền cho con ăn học”. “Nhưng cháu cứ động viên tôi mãi. Cháu còn bảo mẹ cứ cho tiền mua hồ sơ, rồi đến tết, sẽ góp tiền mừng tuổi để trả” - chị Lan, mẹ của Vượng, cho biết.

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” Thu-khoa-5
Thủ khoa ĐH Y Hà Nội lớn lên trong một gia đình lam lũ có đông anh em.




Đã rất lâu rồi, kể từ ngày bị tai nạn lao động, bố Vượng không còn khỏe như xưa. Cả nhà có đến 7 miệng ăn mà chỉ trông vào mấy sào ruộng mẹ cầy cấy. Thế nên, ngoài giờ học, cô gái phải thường xuyên ra đồng, giúp mẹ. “Ngày 29 Tết, nó vẫn còn phải đi cấy đấy, anh ạ” - bố Vượng cho chúng tôi biết.



Góc học tập của cô bé thi 58 điểm hai trường (khối A và B) là chiếc bàn uống nước cũ kỹ và xiêu vẹo. Bên cái bàn ấy, Vượng vừa ngồi học, vừa phải bế đứa em trai 3 tuổi.



Khi được hỏi sẽ chọn trường nào trong hai trường ĐH luôn nằm trong khát khao của biết bao sĩ tử ấy, cô gái nói: “Chắc là em sẽ chọn Y. Em muốn chữa bệnh cho bố mẹ em và những người xung quanh”.



Trước khi chia tay, cô thủ khoa nghèo loay hoay mãi mới dám hỏi phóng viên: “Đỗ thủ khoa có được học bổng không anh, vì gia đình em không có tiền cho em ăn học đâu”.
a2k46_bien
a2k46_bien
Trung úy
Trung úy

Khoá học Khoá học : 46
Lớp Lớp : a2
Tổng số bài gửi : 102
BDH-Coins BDH-Coins : 56199
Danh vọng : 1
Ngày tham gia diễn đàn : 31/05/2010
Tuổi : 32
Đến từ : Văn Lang
Nghể nghiệp : Sinh viên ĐHM

Về Đầu Trang Go down

Share this post on: reddit

Một trường làng, hai thủ khoa trường “khủng” :: Comments

chaua2

Bài gửi 31/7/2010, 10:28 pm by chaua2

Hix, chuyên PBC Nghệ An có 2 thủ khoa, 1 bên KTQD, 1 bên NT, cũng học cùng lớp luôn.

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết