DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Cái chết của Gaddafi và suy nghĩ của chúng ta

Go down

Cái chết của Gaddafi và suy nghĩ của chúng ta Empty Cái chết của Gaddafi và suy nghĩ của chúng ta

Bài gửi by Bạch Dương 9/11/2011, 7:12 pm

Lời đầu

Nhân loại ngày nay đang thiếu nước ngọt, thiếu thức ăn, thiếu cả cơ sở giáo dục cho trẻ em và môi
trường xanh cho người già. Dùng từ “thiếu” ở đây có vẻ không chuẩn xác, nhưng
nó gợi cho chúng ta suy nghĩ đối lập với
từ “thừa”: thừa những sự kiện gây chấn động trên chính trường quốc tế. Chấn
động đến từ sự sụt giá gây ra cơn bão tài chính lớn nhất trong lịch sử châu Á
của đồng Bạt Thái năm 1997, đến từ cơn ác mộng của Mỹ khi người vô tội cùng của
cải chôn vùi dưới đống đổ nát 2 tòa tháp đôi và một phần Lầu Năm Góc ngày 11/9
- điều được coi như một thành tựu tội lỗi trong sự mãn nguyện của bọn khủng bố,
rồi lại đến từ cuộc chiến ở Apghanistan với sự tái xuất đầy nguy hiểm củaTaliban và cuộc chiến Iraq – Mỹ được đẩy
lên đến đỉnh điểm của sự tàn khốc năm 2007. Danh sách những sự kiện ấy mới đây
đã được nối dài dẫu không quá ấn tưởng, với chỉ một cái chết của một người đàn
ông ngày 20/10/2011 – một nhà lãnh đạo với nhiều huyền thoại kỳ lạ, một nhân
vật có tầm ảnh đến mức cái chết của ông cũng gây chấn động như những gì ông đã
làm lúc sống. Ông là Gaddafi.


Đức Anh





“Der Löwe Gaddafi”?




Wikipedia cho biết: Muammar Abu Minyar al-Gaddaficũng được gọi đơn giản là Đại tá Gaddafi; sinh ngày 7 tháng 6 năm 1942 - 20 tháng 10 năm 2011) đã là lãnh đạo trên thực tế của Libya từ một cuộc đảo chính lật đổ vua
Libya năm 1969 đến khi chính ông bị lật đổ vào năm 2011.Gaddafi còn tự gọi mình
là "
Vua của các vị vua châu Phi" và "lãnh tụ của chủ
nghĩa
Hồi giáo".





Tôi gọi Gaddafi theo cách của riêng mình, đầy lịch thiệp là “der Löwe Gaddafi” để nhấn mạnh vào cuộc đời
và tính cách “có một không hai” của vị vua này, kể cả nếu chúng ta nhìn ông
trên phương diện một con người cá nhân. Chúng ta biết đến Gaddafi là một nhân
vật nổi tiếng của thế kỷ 20, từ 27 tuổi đã bắt đầu sự nghiệp rất oanh liệt,
từng có một cuộc sống đầy huyền thoại với những thói quen khác người thú vị,
từng hiên ngang thách thức cả thế giới phương Tây hùng mạnh, từng có trong tay
quyền lực tuyệt đối, tài sản nhiều nhiều tỉ đô la, và thật ngưỡng mộ, có cả một
đội nữ vệ sĩ đa quốc gia 40 cô gái còn trinh, xinh đẹp, giỏi võ.



Ông là tác giả “dài kỳ” của một thể chế chính trị kỳ lạ: chống chủ nghĩa tư bản và cũng
chống chủ nghĩa cộng sản. Đất nước hoàn toàn do nhân dân tự trị, không thông
qua đại biểu hoặc một hội đồng nào đó tương tự.
Sau hơn 4 thập niên dưới sự lãnh
đạo của Gaddafi, nhân dân Libya
có một cuộc sống khấm khá, chủ yếu nhờ thu nhập từ dầu mỏ. GDP bình quân đầu
người năm 2010 là 12000 USD, giàu nhất châu Phi. Mọi người dân đều được chữa
bệnh không mất tiền. Trẻ em 6-14 tuổi bắt buộc phải đi học. Gia đình nào cũng
có nhà ở và ô tô riêng, chỉ có điều họ chẳng biết đánh xe đi đâu chơi, vì nước
này làm gì có các casino, hộp đêm và nơi ăn chơi. Đàn bà vẫn phải che mạng và
suốt ngày ở nhà. Đàn ông hay đánh xe chạy rông ngoài đường, kể cả đi chợ; ngoài
đường rất ít thấy người đi bộ. Xăng rẻ, chừng 3000 VNĐ/ lít. Và ông đã từng
được ca tụng chẳng kém gì một anh hùng những năm cuối thế kỷ trước.



Nhưng Gaddafi lại là một vị nguyên thủ đầy cá tính, hay nói và hay thay đổi lời nói, quay ngoắt 180 độ.
Chẳng thế mà
bà Sara Flounders, một nhà hoạt động xã hội thiên tả người Mỹ, trong một bài viết của
mình, đã cảm nhận rằng
ông Gaddafi là một nhà độc tài quái đản, một chính trị
gia cơ hội từng tham vọng xây dựng "chủ nghĩa xã hội Hồi giáo" ,
sau đó, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, rồi tỏ vẻ "chân thành" với phương
Tây nhằm duy trì địa vị quyền lực, và hiện giờ là để "hạ cánh an
toàn"...



Bà phân tích: “Cuộc sống của người dân Libya đi xuống kể từ khi
ông Gaddafi đưa ra những nhượng bộ quan trọng về chính trị và kinh tế sau cuộc
chiến tranh tại Iraq của Mỹ năm 2003.
Những nhượng bộ này đã làm giảm doanh thu của Nhà nước và làm
giá cả leo thang, tình trạng thất nghiệp bị đẩy lên cao. Tình hình kinh tế Libya thực sự
đi xuống từ sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu do đó đã có hàng loạt các cuộc
biểu tình đòi tăng lương.”



Có lẽ vị tổng thống lập dị đến mức chưa bao giờ sống trong dinh Tổng thống mà chỉ ở một chiếc
lều nằm trong doanh trại có tường rào
này đã tự đưa ông vào tấm thảm kịch rối loạn chính trị quốc gia, ông nắm quyền – hay đúng hơn là cai trị quá
lâu,
không hề nới rộng quyền tự do dân chủ cho dân, và gia đình
ông chiếm hữu quá nhiều lượng tài sản khổng lồ mà Libya làm ra từ dầu mỏ. Ông
có một lực lượng phản đối hùng hậu kể từ khi người dân cảm nhận được hơi hướng
độc tài của thể chế Gaddafi. Ông công khai tài trợ đánh bom khủng bố, đối đầu
gay gắt với Mỹ rồi lại nhượng bộ họ quá mức.



Bất cứ cái gì mới rồi cũng sẽ cũ,
sẽ hỏng. Đại tá Gaddafi thời 27 tuổi, cũng như ông Mubarac bên Ai Cập hồi trẻ,
đều là những người cấp tiến, tiến bộ nhưng rồi hỏng dần, hư dần theo thời gian.
Cho đến một ngày kia...



Cách mạng Hoa Lài tại Tunisia khởi đầu vào ngày 17/12/2010 và kết thúc
vào ngày 14/1/2011, kéo dài 28 ngày với kết quả là nhà độc tài Ben Ali bỏ trốn
qua nước láng giềng Saudi
Arabia.



Cách mạng
tại Ai cập bắt đầu từ ngày 25/1/2011 và kết thúc vào ngày 11/2/2011, kéo dài 17
ngày với kết quả là nhà độc tài Hosni Mubarak từ nhiệm và ở lại Ai Cập.






Hai làn gió cách mạng nói trên đã
nhanh chóng thổi qua Libya,
bắt đầu với những cuộc biểu tình ôn hoà từ ngày 15/2/2011. Nhưng, những cuộc
biểu tình ôn hoà chỉ kéo dài được vài ngày đã nhanh chóng trở thành bạo động,
và ngày một khốc liệt hơn để trở thành một cuộc nội chiến đẫm máu. Số người
thiệt mạng lên tới trên dưới 50 ngàn người. Sau 8 tháng và 5 ngày, cuộc cách
mạng bạo động tại Libya
cũng đã kết thúc trong bạo động.



Và cuối cùng, ngày 20/10/2011, lực
lượng nổi dậy bắt và hạ sát nhà độc tài Muammar Gaddafi.






Báo đưa tin ngày 20
và 21/10



Cái chết của Gaddafi, cũng như bao nguồn tin khác, ngay lập
tức được cập nhật tại Việt Nam.



Trên thực tế, tin đầu tiên mà chúng tôi đọc được là từ
Vietnamnet. Bản tin này có thể gói gọn mọi sự chú ý trong một câu: “
Theo hãng tin Reuters, ông Muammar
Gaddafi đã tắt thở do các vết thương quá nặng, đặc biệt là vết thương ở đầu.”.



Và sau
đó, dưới nhiều dạng khác nhau, câu nói này được lặp lại ở các tin tức trên Báo
Đất Việt và cả RFA.






Cùng thời
điểm, trên Báo Đất Việt đăng một bản tin kỹ lưỡng hơn, với hình ảnh máu me trên
khuôn mặt sắc lạnh thường thấy của “der Löwe Gaddafi”. Cụ thể như sau:






Bộ trưởng Thông tin Libya, ông
Mahmud Shamam tuyên bố với hãng tin Reuters: Cựu lãnh đạo nước
này, ông Muammar Gaddafi đã bị tử thương trong trận đánh với NTC.


Theo ông này, vì
mục đích an ninh, thi hài nhà lãnh đạo bị lật đổ này sẽ được mang đến “nơi bí
mật”. Phát ngôn của ông Shamam trở thành lời khẳng định chính thức đầu
tiên về cái chết của Gaddafi từ phía NTC.

Dư luận đang chờ
nhà lãnh đạo NTC, ông Mustafa Abdel Jalil làm rõ vấn đề. Sắp tới ông này sẽ có
buổi nói chuyện với dân chúng Libya
và thực hiện một cuộc họp báo ngắn.

Tin tức về việc bắt
giữ, sau đó là cái chết của Gaddafi đã xuất hiện ngay sau khi những người nổi
dậy chiếm được Sirte.

Sau khi tin về
việc NTC bắt được nhà cựu lãnh đạo được thông báo, nhiều người dân ở
Bengazi, Tripoli và các thành phố khác của Libya đổ ra đường, bắn chỉ thiên để
ăn mừng. “


Đến đây,
hứa hẹn sẽ có thêm những phần khác cho câu chuyện dài kỳ cái chết của Gaddafi,
bởi lẽ, các bản tin về cái chết ấy nhắc đến quá nhiều nhân vật, là Mỹ, là NATO,
là Đức, là dân Lybia. Bất cứ ai không quan tâm đến chính trị cũng đủ hiểu sự
xuất hiện dày đặc của những nhân vật này trong quá trình “làm rõ” về cái chết
của Gaddafi là một minh chứng cho tầm ảnh hưởng của sự việc. Mặc dù, ngày
thương đau của Gaddafi đã được dự báo trước.



Báo chí sẽ
tiếp tục đưa tin bài về Gaddafi cho đến khi ai cũng biết tận tường về diễn biến
cái chết của ông, cho đến khi các bên liên quan, người trong cuộc lẫn người
ngoài cuộc nói nhiều, người liên quan, người có chút liên quan lẫn người chẳng
liên quan chút nào đã bày tỏ xong “cảm nhận” của mình về ngày tận số kia.



Ngày 21/10, Báo Đất Việt – trang báo mà chúng tôi theo dõi là
đại diện tiêu biểu của các tờ báo đăng tin đồng loạt về hai vấn đề:
ông Gaddafi chết trong hoàn cảnh nào và dư luận
nói gì về cái chết ấy. Chúng tôi xin được trích dẫn:



"Gaddafi không hề sợ hãi, ngay cả khi phiến
quân tấn công Sirte rất tàn bạo", chỉ huy đội cận vệ của Đại tá
Gaddafi
, tiết lộ với kênh truyền hình Al Arabiya.



Salman Shaikh, giám
đốc Trung tâm Brookings Doha, ông là một chuyên gia trong vực hòa giải xung đột
tại Trung Đông và Nam Á, ông nói:


Cái chết của ông
Gaddafi là một bất ngờ dễ chịu, tôi ghét phải nói như vậy, nhưng điều này chỉ
ra rằng, một nhà độc tài sẽ chiến đấu cho đến khi chết.

Đó là khởi đầu cho
một Libya
mới. Cái chết của ông Gaddafi sẽ đánh động các nhà độc tài khác trong khu vực.
Điều đó báo hiệu cho họ biết rằng, việc sử dụng bạo lực chống lại người dân chỉ
có kết cục như vậy mà thôi.



Ali Aujali, đại sứ
Libya tại Mỹ đại diện cho
NTC, ông nói:


Đó là một ngày
tuyệt vời cho Libya
và cộng đồng quốc tế trong nỗ lực chấm dứt chế độ của nhà độc tài. Đây là ngày
tàn của chủ nghĩa khủng bố, đàn áp.

Libya là một đất nước tự do,
người Libya là những người
tự do và họ đang tìm kiếm con đường để xây dựng một Libya mới.

Tôi tin rằng, Mỹ và
Libya
có cùng một cảm xúc, cùng một lễ ăn mừng. Người đàn ông này (ông Gaddafi) không
chỉ làm tổn thương Libya
từ bên trong mà còn đối với thế giới.

Người Mỹ phải chịu
nhiều thiệt thòi hơn bất cứ quốc gia nào khác. Tôi tin rằng đây là một ngày vui
đối với thế giới.

Tôi tin những gì
đang diễn ra tại Libya
là một thông điệp mạnh mẽ cho những nhà độc tài khác trong thế giới Arab. Đã
đến lúc kết thúc của các chế độ độc tài, người dân cần phải được hưởng dân chủ.



Tổng thống Venezuela Hugo Chavezbày tỏ sự tức giận về cái chết của ông Gaddafi ,
ông cho rằng, ông Gaddafi là một anh hùng của Libya và cái chết của ông là “tử
vì đạo”, ông nói với các phóng viên rằng.


“Chúng tôi sẽ nhớ
ông Gaddafi, ông là một chiến binh quả cảm, một nhà cách mạng mẫu mực”.



Chuyên gia Viện Cận Đông, ông Sergei Sergeyevich
trả lời Izvestia:

“Việc giết chết
Gaddafi có nghĩa là sự suy vong của nước Libya thống nhất. Bởi vì chỉ có ông
ta (Gaddafi) mới giữ được cả Cirenaica, Tripolitania và Fezzan
lại thành một nước. NTC là một cái bình chứa nhện, họ không thể đứng vững được
nếu không có sự ủng hộ của phương Tây”.



Theo chúng tôi, việc lấy những mẩu tin này thực sự là một
cách thực hiện khôn khéo. Người đọc vẫn cảm nhận được sức nóng của vấn đề và tìm
được những quan điểm mà họ cần xem, còn người viết tin vẫn đủng đỉnh đưa tin mà
không phải đầu tư quá nhiều sức lực để tự viết một bài bình luận. Vì sao?
Gaddafi đã mất đi và để lại một vấn đề nhạy cảm: kết cục của kẻ độc tài, ngay
cả đến những danh nhân cũng có ý kiến trái chiều. Sự kiến này dễ gây ra những
xung đột quan điểm trong dư luận, nhất là khi nó chưa nguội. Hãy nhớ, ngày
21/10, vẫn chưa ai dám đến Reuters và nói: tôi biết rõ về cái chết của
Gaddafi. Những xung đột quan điểm đó thể
hiện trong các bình luận trên các mạng xã hội. Một bạn đọc tên Thanh Hải bày
tỏ:
Vĩnh biệt ông Gaddafi, dẫu sao ông cũng luôn là
biểu tượng của 1 người lính, sống và hy sinh trên chiến hào. Cái chết của ông
cho thấy sự nguy hiểm của tình trạng khi thế giới chỉ còn đơn cực”.
Trong khi đó, một Blogger mỉa mai: Tôi còn buồn hơn, và cũng có hận ông nữa, vì đã có thời người của
chúng tôi hay lấy ông ra học tập, nhất là chuyện ngồi lâu. Tất nhiên, chuyện
ngồi lâu trên thế giới chẳng riêng gì ông, ngay cả ông Putin, một ngôi sao nước
Nga cũng đang định “ngồi lâu”, khiến cho các quan chức nước tôi được dịp “đấy,
nhìn Putin kìa!”. Nhưng tôi giận ông là vì chuyện khác. Ông là người sống lâu,
ông thừa biết kết cục nào dành cho mình nhưng ông không muốn ra đi êm thấm, sợ
bị cười, bị nhục. Vâng, ông cứ việc.



Ngày 3/3/2011,
tờ
independent đưa tin: Muammar Gaddafi has
promised "another Vietnam"
if foreign powers answer a plea by Libyan dissidents for military intervention.
(Lybia sẽ trở thành Việt Nam
thứ 2, ngụ ý đến việc chiến tranh Mỹ).
Nếu cái tin này được nhắc lại trong ngày 21/10 vừa qua, thì chẳng biết dư
luận sẽ nghĩ sao. Chúng ta cũng một Đảng, mặc dù về bản chất, là khác hoàn toàn
phía Lybia độc tài. Nhưng Gaddafi đã nói thế.



Rất may, không thấy tờ báo nào nhắc
đến chuyện này.















Câu chuyện vẫn tiếp diễn


Một loạt tin những
ngày sau đó là về đề tài sự thay đổi của Lybia nói riêng và bàn cờ chính trị
thế giới nói chung sau cái chết của Gaddafi, một vài bài báo kể về niềm vui của
quân dân Lybia khi đã phá võ bức tượng đài Gaddafi. Đây là một loạt những Tít
của những ngày hôm sau:



·
Thế giới 24h: Phá biểu tượng thời Gaddafi


·
Con trai Gaddafi bị bắt sống


·
Gaddafi từng bị mưu sát như thế nào?


·
Cuộc sống không Gaddafi ở Tripoli


·
Thế giới 24h: Ông Gaddafi vẫn ở Libya


·
Gaddafi bị truy lùng như thế nào?


·
Gaddafi và các con trai đã sang Algeria?


Không thiếu những bài báo chịu khó
tổng hợp về Gaddafi như một câu chuyện với kết thúc là dư âm cái chết của nhân
vật chính. Tuy nhiên, những ai theo dõi đến ngày 23.10 vẫn chưa thấy một bài
báo nào tường tận về sự kiện này trên mọi góc cạnh. Trong khi, lượng thông tin
xung quanh rất dễ gây cho người đọc cảm giác bối rối.



Cuối cùng thì Báo Đất Việt
cũng cho chúng ta một kết luận, dù chưa rõ ràng, về cái chết Gaddafi:
Một
video được tải lên mạng của một người tự xưng là Sanad al-Sadek al-Ureibi, 1
binh sĩ của NTC cho biết chính anh này là người đã bắn vào đầu và tay ông
Gaddafi. Theo tuyên bố của Sanad al-Sadek al-Ureibi, anh này và đồng đội bắt
gặp ông Gaddafi trên đường phố với một số trẻ em. Chính tay Sanad al-Sadek
al-Ureibi đã bắn 2 viên đạn vào ông Gaddafi, một viên dưới nách và một viên vào
đầu. “Ông ấy không chết ngay lập tức, mà chết sau đó nửa tiếng”, Sanad al-Sadek
al-Ureibi cho biết. Giải thích cho nguyên nhân nổ súng, Sanad al-Sadek
al-Ureibi cho biết anh ta không thích việc bắt sống ông Gaddafi.Những hình ảnh
cuối cùng của ông Gaddafi đã phần nào vén lên bức màn về cái chết bí ẩn của nhà
lãnh đạo bị lật đổ. Đã có nhiều tiếng nói yêu cầu điều tra nguyên nhân cái chết
của ông.

Trước đó,
tạp chí Mỹ National Journal dẫn nguồn tin
từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Mỹ đã chi 2 tỷ USD cho các chiến dịch đặc biệt ở
Lybia nhằm tìm kiếm và bắt giữ ông Gaddafi.



Báo chí tiếp tục công bố về di chúc
của Gaddafi:
Tôi kêu gọi những người
ủng hộ tôi tiếp tục chiến đấu với bất kỳ một thế lực nước ngoài nào chống lại Libya,
hôm nay, ngày mai và mãi mãi sau này.”, cùng lời thề báo thù của con trai
ông là
Seif al-Islam.
Điều đó cho thấy, tất cả vẫn chỉ là...bắt đầu. Máu sẽ tiếp tục đổ và có lẽ phe
Gaddafi vẫn tiếp tục thất bại.






Gaddafi, sau một cái chết





Người ta nhìn về NATO và Mỹ: “Phe NATO sắp nhất thống thiên hạ rồi, NATO là nước Đại Tần
của thế kỉ 21, từ ngày anh cả đỏ Liên bang Xô viết chìm vào dĩ vãng, thì
NATO là quân lực mạnh nhất hành tinh chưa có thế lực nào đủ sức cản. Nga chỉ là
cái bóng Liên Xô chưa đủ thực lực, lại có quan hệ bán khí đốt cho NATO nên
không dám làm dữ, Trung Quốc cũng vậy chỉ mạnh về bộ binh chứ không, hải quân
còn quá yếu, công nghệ lạc hậu toàn sao chép copy, chất lượng thì tồi, chỉ để
trưng, lại chưa được lòng người. Với đà này trăm năm sau thế giới sẽ bị NATO
khuất phục với nước thì bị cô lập, nước bị chinh phục hay làm chư hầu. Tóm lại
từ nay cho đến ngày sau, NATO vẫn là lực lượng chi phối hành tinh có thể là
lưỡi hái của thần chết hay bàn tay của thiên thần.”
Chúng ta nên ghi nhận đánh giá này như một cái
nhìn chủ quan, nhưng không phải là không có lý.



Ngay từ những ngày đầu của cuộc
cách mạng tại Libya, khi thấy mức phẫn nộ của người dân sau hơn 40 năm bị trấn
áp và sự ủng hộ của thế giới, hầu hết các nhà phân tích đều tin chế độ độc tài
Gaddafi sẽ sụp đổ. Câu hỏi đặt ra là “bao giờ sụp đổ” và “sụp đổ ra sao”? Nhưng
điều làm mọi người ngạc nhiên là cách ứng xử mà Gaddafi đã chọn: hoang tưởng,
ngoan cố, và tàn bạo.



Trước hết, Libya không phải là nước duy nhất mà gió cách
mạng từ Tunisia
và Ai cập thổi đến. Thật ra, chiến thắng của nhân dân 2 nước này đã lan ra trên
dưói 17 quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông. Tình hình tại 17 nước này đang diễn
ra theo hai hướng: Hướng thứ nhất, nhà nước ít nhiều đáp ứng những đòi hỏi của
người dân sau khi nổ ra những cuộc biểu tình. Kết quả là những nhà nước này vẫn
tồn tại, nhưng phải nới lỏng sự kềm kẹp, tôn trọng một số quyền của người dân
và thi hành những cải cách thích ứng; Hướng thứ hai, nhà nước quyết liệt dùng
bạo lực trấn áp dân chúng. Kết quả là những nhà nước đó sụp đổ hoặc gia tăng
cường độ đối đầu với dân chúng. Một số lãnh đạo độc tài bị bắt chờ ngày xét xử
(*). Tuy kết thúc theo hai khuynh hướng nhưng đều gặp nhau ở một điểm, đó là sự
thắng thế của nhân dân trước những chế độ độc tài.



Cũng sau cái chết này vài ngày, đã có câu hỏi được đặt ra là
tại sao Gaddafi không bỏ trốn ra nước ngoài, dù rằng ông đã cho gia đình và
thân nhân trốn sang các nước lân cận. Phải chăng Gaddafi đã tự biết, với những
tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra cho dân chúng Libya, với thành tích hỗ
trợ các lực lượng khủng bố suốt 4 thập niên và các vụ chủ mưu đặt bom phi cơ và
các nơi đông người tại Tây Âu, thế giới ngày nay sẽ chẳng còn quốc gia nào dám
cho ông ẩn máu lâu dài. Phải chăng những bài học nhãn tiền từ nhà độc tài
Milosevic của Serbia bị xét xử tại Toà Án Hình Sự Quốc Tế, Ben Ali của Tunisia
và Mubarak của Ai Cập bị tịch thu tài sản và đem ra xét xử, cũng như số phận
của các lãnh tụ Al-Qaida gần đây không còn cho Gaddafi chút hy vọng gì về con
đường chạy ra nước ngoài. Nhưng chính từ thực tế khách quan đó mà các chọn lựa
chủ quan của bố con ông Gaddafi mang đầy tính hoang tưởng và rồ dại. Khi biết
không còn con đường trốn ra nước ngoài, lẽ ra ông phải bắt đầu chuẩn bị cho
mình một tương lai có thể tiếp tục sống tại quê hương, đó là giảm ngay các biện
pháp tàn bạo, chấm dứt các giết chóc, và từng bước đưa đất nước qua chế độ dân
chủ đa nguyên như các chính phủ khôn ngoan khác đang làm. Ngược lại, ông
Gaddafi và các Gaddafi con chỉ biết ra lệnh bắn, giết, tra tấn.






Bài học từ cuộc đời


Đi xa rồi lại về gần, thật đáng thương cho một
con người đã từng anh dũng quả cảm bao năm trên chiến trường và chính trường,
nhưng lại chết thảm thương và tức tưởi trong sự niềm nở của quê hương. Đó là
bài học về sự độc đoán.



Ngay cả với chúng tôi, sự độc đoán cũng là một sự
bổ xung mới cho ba thứ dễ làm hỏng con người: rượu, kiêu ngạo và sự tức giận.
Gaddafi không có rượu, nhưng ông dư thừa sự kiêu ngạo, độc đoán. Vị trí của ông
đã kiên cố nhưng ông thì không.



Cũng qua đây, chúng tôi thấy cần chuẩn bị cho mình
kiến thức đầy đủ về mặt chính trị để phát huy sự nhạy bén thông tin, điềm tĩnh
và bùng nổ đúng lúc theo dư luận. Dư luận đôi khi cũng là một đám đông phiền
toái và khó chiều.



Có lẽ
chúng tôi nên cảm ơn ông Gaddafi bằng cách không nhắc đến tên ông ấy thêm lần
nào nữa, có lẽ vậy là quá đủ rồi, với sự ra đi của một con người.



ĐỨC ANH
A11k48 Bắc Duyên Hà
Bạch Dương
Bạch Dương
Admin

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Vũ Đức Anh

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A11
Chuyên môn : Ngoại ngữ

Tổng số bài gửi : 483
BDH-Coins BDH-Coins : 59896
Danh vọng : 63
Ngày tham gia diễn đàn : 07/01/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Học viện Báo chí Tuyên truyền

http://www.bacduyenha.org

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết