DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Phải làm sao? Làm sao?

2 posters

Go down

Phải làm sao? Làm sao? Empty Phải làm sao? Làm sao?

Bài gửi by Bạch Dương 2/10/2011, 9:33 am

Bạn đừng ngạc nhiên
về cái tiêu đề. “Phải làm sao?” là một câu hỏi quen thuộc đến mức gần
như là thường trực. Bạn không thể nói với tôi, hoặc một người quen
nào đó rằng bạn tự tin và thành công đến mức chưa từng phải cật
vấn chính bản thân mình rằngphải làm sao cả. Làm sao để có được
lựa chọn đúng đắnnhất? Làm sao để cho anh ta, cô ta chú ý đến bạn?
Làm sao để thoát khỏi những kẻ chuyên gây rắc rối này? Làm sao bây
giờ khi bạn đã lỡ chuyến xe cuối cùng? Làm sao để tự bào chữa cho
sai lầm của mình? Làm sao để né tránh được những điều tồi tệ có
thể đến bất cứ lúc nào? Khi những câu hỏi đại loại như vậy xuất
hiện, tức là bạn đang ở trong hoàn cảnh buộc phải tìm kiếm sự lựa
chọn dành cho bản thân mà tôi cá rằng chúng thường xuất hiện với tần
số rất cao nếu cuộc sống thật sự là một thứ kịch bản. Lúc này
thì bạn không ở trong những hoàn cảnh đó và chưa đối mặt với câu
hỏi đó, song hãy bớt chút thời gian, nhấm nháp chút cafe với tôi,
cùng nhìn vê phía câu hỏi: “phải làm sao?” và xem xét nó như là một
đề tài lớn của cuộc sống. Bạn hãy tin rằng đó sẽ là những khám
phá thú vị và nó sẽ tỏ ra có ích trong việc giúp bạn làm chủ
được kịch bản của cuộc sống và giải quyết các tình huống một cách
gọn gàng hơn.


Những lựa chọn

Chúng ta không thể ngắm nghía cuộc sống như ngắm nghía một chuỗi các
sự kiện rời rạc của cùng một nhân vật. Thực chất, cuộc sống có
tính toàn vẹn, các sự kiện trong đó có những mối liên hệ chặt chẽ
với nhau và ràng buộc với những trải nghiệm quá khứ của bản thân
bạn, nó vận hành theo tư tưởng và được chỉ dẫn bởi niềm tin sâu xa
trong bạn. Vấn đề là những trải nghiệm - thứ quyết định rất nhiều
cuộc sống của bạn - là tùy thuộc vào tầm hiểu biết và cuộc sống
trước đó của bạn có nhiều nếp gấp hay không. Vì thế, khi tôi nhìn
bạn dưới góc độ của một người đồng hành trên đường đời, tôi có thể
thấy cuộc sống của bạn ngày càng khác với trò chơi xúc xắc.

Bạn đã hiểu giá trị của mỗi hành động, quyết định rồi đấy, nó là
một mắt xích của cuộc sống, nó có thể mang đến niềm vui hoặc sự
tệ hại tùy theo việc bạn hành động hay quyết định thế nào. Và cuộc
sống thì luôn đến với bạn ở dạng một câu hỏi có nhiều lựa chọn,
trong một thời gian ngắn. Mà hầu như, rất khó để tìm ra một đáp án
tối ưu.

Đứng trước một câu hỏi lớn: “tôi nên làm gì?”, bạn phải trả lời một
loạt những câu hỏi kèm theo, điều đó là nhất thiết. Việc bạn làm
sẽ mang lại những lợi ích gì, bạn có chắc chắn mặt lợi của nó
lớn hơn mặt hại trên tất cả mọi phương diện không, nó sẽ ảnh hưởng
đến xung quanh như thế nào, hệ quả gì sẽ xảy ra và niềm tin trong quá
khứ cũng như đức tin tôn giáo đánh giá ra sao về quyết định của
bạn. Thật sự là bạn không đủ thời gian, sự tỉnh táo cần thiết, một
trình độ tư duy lớn để trả lời được chúng một cách chính xác
– dù cho bạn đã dành cho mình những tâm thế tương xứng với độ quan
trọng và phức tạp của vấn đề mà bạn đang đối mặt.Và hãy nhớ rằng
bạn không có một cuộc sống dễ sử dụng đến mức bạn có thể thử
nghiệm tất cả các trường hợp của sự lựa chọn. Bạn buộc phải
phụ thuộc vào những gì đã trải qua trong quá khứ và coi đó là một
tình huống tương tự đê giải quyết bằng niềm tin và ý thức






Bạn còn nhớ chứ, những dằn vặt của
Socrates trong Crito của triết gia cổ đại Plato, ông luôn tự tranh đấu
với những đối thủ vô hình - thực chất là sự tự phân chia của bản
thân để đứng về phía bên kia những sự lựa chọn. Ông đã tranh luận về
những câu hỏi hóc búa, nên hay không đào thoát ra khỏi nhà tù
khi mà điều đó sẽ tránh được hậu quả cho bạn hữu của ông nhưng lại
là một hành động chống lại pháp luật và những nền tảng đạo đức
mà niềm tin đã được cắm sâu. Đây không còn là thời đại của những
dằn vặt ly kỳ mang tính khai phá tư tưởng đạo đức như Plato nữa, đây
là thời đại của sự "bắt kịp hay không", những tiêu chuẩn
mới (trong đó có thực dụng) đã ra đời để người ta có thể dựa lưng
và đưa tay chỉ trỏ những quyết định. Song câu hỏi thì muôn đời vẫn
không hao đi phần nào sự hóc búa. Đó là tôi chưa đưa ra giả thiết có
rất nhiều tình huống mà bạn gần như có rất ít sự lựa chọn, giả
dụ như bạn vừa mắc lỗi nghiêm trọng với ai đó, và nó đe dọa đến mối
quan hệ của hai người.






Vậy đấy, lựa chọn như thế nào, quyết
định như thế nào là một vấn đề đòi hỏi bạn - người giải quyết bất
đắc dĩ của nó - phải có một sự trải nghiệm và những kỹ năng sống
mà chúng ta sẽ cùng nhau nói đến tiếp theo.






Có đúng hay không?





Tôi có thể nói rằng bạn chưa từng
học triết hoặc chưa từng nghe một bài giảng đạo đức nào, nhưng sâu xa
trong ý thức, niềm tin của bạn vẫn có nền móng là những nền tảng
đạo đức - dù rất khó cắt nghĩa nhưng nó định hướng cho bạn về mặt
hành động. Tuy nhiên, như tôi đã nói, thời đại này đã nảy sinh ra rất
nhiều những tiêu chuẩn khác của hành động, với yêu cầu khắt khe hơn
đạo đức, đó là tính văn minh, sự bộc lộ bản thân hoặc hiệu quả
hành động. Và nếu bạn chưa từng quan tâm đến câu hỏi việc mình làm
có đúng hay không, thì hãy bắt đầu nghĩ về nó và bạn có quyền
đồng nhất nó với câu hỏi “nên làm gì?”. Nếu bạn là người ưa chuẩn
mực, luôn đặt ra câu hỏi này, dẫu là không kỹ lưỡng, thì hãy cùng
tôi nhìn nhận hai chữ đúng sai trên những tiêu chuẩn mới của thời
đại.






Thông thường, người ta vẫn sử dụng sự
từng trải để đánh giá hành động của bản thân mình, rồi lại soi vào
hành động tiếp theo. Điều đó có vẻ hơi nhọc nhằn vì cuộc sống năng
động đòi hỏi bạn phải hành động nhanh và đúng, đồng nghĩa với việc
bạn phải chất vấn mình nhiều gấp bội. Hơn nữa, có quá nhiều tiêu
chuẩn cho sự đúng và giống như những người cùng ở trọ: chắc chắn
sẽ xảy ra mâu thuẫn. Bạn hãy tưởng tượng đôi khi hành động của bạn
chẳng mang lại chút hiệu quả nào, nhưng bạn phải làm nó chỉ vì nó
cho thấy bạn là người văn minh đúng nghĩa. Ngoài ra, không phải lúc
nào lý trí đã được bao phủ một lớp dày những kiến thức và trải
nghiệm cũng chiếm ưu thế trong hành động, đôi khi bạn bị cảm xúc chi
phối, bạn trót quát mắng một nhân viên chỉ vì bạn đã ghét anh ta từ
lâu và đúng vào cái hoàn cảnh anh ta làm hỏng cái cửa ra vào.






Thời đại của chúng ta chấp nhận một giới
hạn nào đó về mặt đạo đức mà trong đó ta có thể vi phạm, dù không được khuyến
khích. Điều đó có nghĩa là bạn cần cho mình những chiêu mới để đối phó với một
vài tình huống mà không phải lúc nào bạn cũng là kẻ chủ động, hoặc là người nắm
giữ chân lý. Ngày nay, bí quyết đôi khi có thể mạnh hơn cái lý. Bạn sẽ làm gì
khi bị cảnh sát giao thông chặn đường, khi muốn biện hộ cho cái sai của bản
thân để gỡ lại danh dự?









Ngay cả khi cuộc sống của bạn chỉ
được người xung quanh ví như một dòng sông chảy đều, không có nhiều
biến động, bạn vẫn luôn vấp phải thắc mắc đúng hay sai. Đừng
quên rằng tất cả những việc nhỏ nhặt đến mức gần như vớ vẩn
của đời sống suy cho cùng cũng là kết quả của một chuỗi những lựa
chọn, tính toán ở quy mô nhỏ diễn ra trong ý thức của bạn. Vấn đề
là những việc ấy càng nhỏ, bạn phải làm càng nhanh và càng chính
xác, đúng đắn, đạt được tối đa của thước đo đúng sai. Điều đó có ý
nghĩa vượt xa cái hình thức của nó. Bạn có thể tránh được nạn móc
túi khi cầm ví tiền trên tay, bạn có thể chạy nhanh hơn khi thay đổi
một chút cách buộc dây giầy. Bạn không quá tỉ mỉ và hay nghi ngờ,
nhưng trong một chừng mực, sự tôn trọng các kỹ năng nhỏ sẽ chỉ mang
lại lợi ích cho bạn mà thôi. Và để có được sự mỹ mãn ấy, chắc
chắn bạn phải hoạt động tư duy thường trực. Thứ dầu bôi trơn cho
những tư duy ấy là một tư tưởng bền vững, một kỹ năng sống hoàn
hảo.






Đó là lý do chúng ta ngồi đây với
nhau để xem xét và cùng đạt tới. Thời đại không cho phép chúng ta
thỏa thuận với sự tuềnh toàng trong suy nghĩ hành động một cách dễ
dãi.






Và chúng ta không thể quên rằng chúng
ta có những người xung quanh, có những thế hệ sau luôn nhìn vào chúng
ta như một khuôn mẫu để định hình tư tưởng. Khi chúng ta hành động,
điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cho người khác cái quyền
được hành động tương tự như thế.






Lẽ ra họ nên làm như thế...





Có nhiều hình thức để trải nghiệm,
không nhất thiết là kinh nghiệm của bạn chỉ được rút ra từ những
biến cố trong đời sống. Cách hiểu hời hợt về sự trải nghiệm thường
dẫn đến một nếp nghĩ không hoàn toàn đúng cho tất cả mọi lĩnh vực:
gừng già hơn sẽ cay hơn. Bạn có thể có được sự trải nghiệm bằng
cách trở về quá khứ và lật lại những vấn đề, cho nó một sự chọn
lựa khác và đánh giá nó dựa trên những cơ sở lý thuyết logic hoặc
một vài trải nghiệm thực tế khác. Bạn có thể tự đưa ra những giả
thiết mới và thử chọn lựa, và trên con đường ấy bạn sẽ sử dụng
đức tin, sự hiểu biết và năng lực tư duy của mình để cố gắng đi cho
đến khi nào phải dừng lại vì một thắc mắc xuất hiện nằm ngoài khả
năng suy đoán của bạn. Những chiêm nghiệm ấy hẳn rất thú vị.






Cách để tiết kiệm thời gian và công
sức cho những chiêm nghiệm đó là bạn hãy từ chối đóng vai nhân vật
chính trong giả thiết của mình. Bạn dành chỗ ấy cho người khác, đó
là khi bạn quan sát, dõi theo câu chuyện hoặc tình huống của một ai
đó và cố gắng nhìn nhận hay phán đoán quyết định tiếp theo của anh
ta hoặc cô ta, và những điều mà bạn cho là anh ta hoặc cô ta sẽ gặp phải.
Sẽ có những tình huống xảy ra như thế này: anh ta hoặc cô ta đã đưa ra
những quyết định mà bạn cho là ngu ngốc, hoặc có thể đưa đến những
kết quả tồi tệ; cũng có trường hợp bạn sẽ ngẩn ngơ tiếc thay cho
thất bại của anh ta hoặc cô ta; hoặc bạn bức xúc vì sự bất hợp lý
diễn ra ngay trước mắt mà bằng tư duy và trải nghiệm bạn có thể
khẳng định... Lúc này cuộc sống của bạn thực sự đã mở ra với cộng
đồng, và cuộc sống đã được định nghĩa lại: một cái gì đó mà bạn
đến với nó với tư cách của người tham gia. Cuộc sống ấy luôn có
những cái luật cho dù bạn đã tìm mọi cách để thu mình lại trong
một cái vỏ ốc: nó khen thưởng bạn bằng sự thanh thản, nó trừng
phạt bạn bằng sự khó chịu trong tinh thần. Điều đó tất nhiên tùy
thuộc vào thái độ tham gia của bạn với cuộc sống, bạn giải quyết ra
sao với những vấn đề cộng đồng, những vấn đề không phải của cá nhân
bạn nhưng theo luật đời, bạn không thể thờ ơ.






Bạn cần tất cả những điều này: trải
nghiệm, niềm tin, kỹ năng sống. Bạn cũng cần chia sẻ chúng với những
người xung quanh, vì đó là luật chơi của cuộc sống, và vì nó cũng
mang lại cho bạn sự giải thích thỏa đáng về những thắc mắc trong
niềm tin con người. Bạn cần vũ khí để chiến đấu hết với những vấn
đề mà xét cho cùng thì lúc nào đó hoặc kiểu gì bạn cũng gặp phải
.






Đó là những gì chúng ta cùng gặp
nhau để tìm kiếm, để xác lập một phương châm sống mới mà có thể đẩy
chúng ta lên một tầm tư duy và nhạy bén mới, xứng với tốc độ của
thời đại.






Những con người của nền văn minh chất
xám mới chúng ta sẽ không để cái gã khổng lồ lúng túng và thô kệch
mang tên “Phải làm sao?” kia được yên nghỉ dù chỉ một ngày....






Đức Anh


BMĐT k31


Học viện báo chí
tuyên truyền
Bạch Dương
Bạch Dương
Admin

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Vũ Đức Anh

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A11
Chuyên môn : Ngoại ngữ

Tổng số bài gửi : 483
BDH-Coins BDH-Coins : 59764
Danh vọng : 63
Ngày tham gia diễn đàn : 07/01/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Học viện Báo chí Tuyên truyền

http://www.bacduyenha.org

Về Đầu Trang Go down

Phải làm sao? Làm sao? Empty Re: Phải làm sao? Làm sao?

Bài gửi by K+1 2/10/2011, 7:11 pm

cậu Viết ghê quá, nhưng chả liên quan gì đến trường Bắc
K+1
K+1
Thiếu úy
Thiếu úy

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : N. A. Kiên

Khoá học Khoá học : 44
Lớp Lớp : A1
Chuyên môn : Sử - địa

Tổng số bài gửi : 79
BDH-Coins BDH-Coins : 56330
Danh vọng : 11
Ngày tham gia diễn đàn : 15/05/2010
Đến từ : Truyền hình vệ tinh Kplus
Nghể nghiệp : đh dược

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết