DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất - Phần 2

2 posters

Go down

Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất - Phần 2 Empty Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất - Phần 2

Bài gửi by Bạch Dương 1/8/2011, 8:47 am

Xem phần 1 tại: http://www.bacduyenha.org/t2158-topic

Đức Anh - A11 Bắc Duyên Hà


Họ đã sống và chết

Những gì chúng ta biết qua sách giáo khoa về tổ tiên chủ yếu là qua các cuộc chiến tranh hào hùng. Người Việt có ý thức dân tộc rất sâu sắc, khi có quân xâm lược là lập tức những kẻ yếu ớt nhất của dân tộc cũng biết vùng đứng lên.

Người Việt trải qua ngàn năm binh đao khói lửa nên cuộc sống cá nhân cũng không quá phức tạp, cho dù thời hiện đại thì cá tính của người Việt bắt đầu mạnh mẽ do sự du nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên không phải vì thế mà môn Lịch sử cứ việc hoàn toàn chỉ nói về sự hy sinh của cha anh. Họ đã chết anh dũng hoặc đau khổ, vậy khi sống thì họ như thế nào?

Chương đầu tiên của công trình nghiên cứu về Văn minh vật chất của người Việt của nhà phê bình mỹ thuật Phạm Cẩm Thượng đã nói rõ về một ngày ở trần gian của các tầng lớp từ quý tộc đến nông dân. Mỗi tầng lớp có một tập tục sinh hoạt hằng ngày khác nhau, họ lặp đi lặp lại điều đó trong suốt cả một cuộc đời. Việc họ ăn sáng, đi làm, thư giãn, học tập, đi ngủ thế nào... cũng là nét sinh hoạt mang tính đặc trưng của dân tộc.

Thời ngày xưa, một vị hoàng đế sáng dậy đã có người bưng trà thuốc để súc miệng, đi vệ sinh qua chậu đồng, tập thể dục qua một bài quyền dưỡng sinh, rồi đến trưa ngài ăn với ba mươi món sau khi đã thưởng thức một ấm trà sen dưỡng tâm. Còn người thợ mộc thì dậy sớm, rửa qua loa mặt mũi, đánh một nồi cơm to vớ cá kho giềng và rau luộc, sau đó là mộtđiếu thuốc lào, họ làm việc đến trưa rồi lại rượu thịt.... Ngày nay thì sao? Ngày hè của một cô học trò có thể trôi qua rất lâu hoặc rất nhanh, nhưng sáng dậy cô vẫn uể oải ngáp dài, rồi đánh răng rửa mặt, xuống phòng bếp ăn sáng. Cô ngồi vào máy tính chat chit đến 8h thì nghe có người nhắn tin rủ đi chơi. Vội vàng trang điểm, cô kéo xe đạp và đi tới tận giờ cơm trưa hoặc đến khoảng 10h về giúp mẹ nấu cơm. Đến tối, cô ngồi vào máy tính nghe nhạc, hoặc Facebook chờ đón một bộ phim Hàn nào đó mới yên tâm đi ngủ.

Những sinh hoạt nghe có vẻ khá bình thường nếu như chúng ta chưa được sống với một người ngoại quốc. Mẹ tôi là một công dân Nga gốc Việt. Khi về thăm quê hương
sinh hoạt của mẹ rất khác người mình. Họ không quá quan trọng trong việc phân biệt các múi giờ trong ngày, phân biệt giữa buổi sáng và buổi chiều, thời gian đi chơi và thời gian về nhà như người Việt. Tuy nhiên mỗi ngày của người nước ngoài hoặc Việt kiều lâu năm thường được lên lịch khá kỹ vào đêm hôm trước, và họ sẽ không về nhà nếu như không thực hiện được xong những việc cần làm. Một doanh nhân có thể coi là bất thường nếu như không về ăn cơm với vợ con một cách thường xuyên


Những con đường năm lại qua năm


Có thể nói, người Việt hay mộng mơ ảo tưởng nhưng trong cuộc sống bề ngoài thì rất thực dụng. Đây không phải là nhận xét của riêng ai mà là kết luận của lịch sử.

Trong một bữa ăn cỗ bàn, những người phụ nữ thích nói về cách làm các món ăn, còn đàn ông thì thích kể về những con đường, kể về việc họ đã đi những đâu những đâu.

Thời mà Việt Nam vẫn là tập hợp của ba nước Đại Việt, Chiêm Thành và Chân Lạp thì giao thông đường sông biển là cách thức chính. Những đường Quốc lộ bây giờ, ngày xưa gọi là Cái quan cũng chỉ có ba con đường đắp bằng đất nện và được mở rộng dưới thời Lý Trần (thế kỷ XI đến XIV, con đường rộng đến 5 thước Tây). Cứ mươi dặm lại có một dịch đình (trạm nghỉ). Qua từng đạo lại gặp một cửa quan, nơi ấy người đi đường thực hiện các thủ tục lộ trình. Khi người Pháp vào xâm lược, những con đường mới được mở ra, đường đất liên tỉnh liên hiện vẫn kéo dài đến thời bao cấp. Tình hình đường lối không hề dễ chịu, nhất là khi nước ta không giỏi trong việc tạo ra phương tiện đi lại thì rất khó khăn để một người dân có thể đi khỏi cái xã của mình.

Người ta nói rằng ở nước ta, thuyền bè có trước xe cộ, thậm chí là mãi đến tận thế kỷ 11 người Việt mới sử dụng cái xe. Những con thuyền cổ xưa nhất vẫn để lại bóng dáng của nó trên trống đồng Đông Sơn. Ấy là những con thuyền độc mộc (từ một cây gỗ), tuy nhiên sau này người ta bắt đầu đan thuyền bằng cật tre đã chẻ, vuốt to, ngâm và hun kỹ. Trên các diện tích không quá lớn, người đồng bằng vẫn dùng thuyền thúng để hái rau bèo, bắt cá, nhưng không an toàn bởi rất dễ bị lật. Những năm lụt lội, các gia đình nông dân Bắc bộ đều gác một chiếc thuyền đan lên vì kèo sát mái nhà, phòng cho những năm lụt lội.

Vậy còn xe thì sao? Trên tinh thần triết học, mọi sự quay được sản sinh và ứng dụng đều bắt nguồn từ thuyết luân hồi. Những chiếc bánh xe đầu tiên ở Việt Nam quay trên ổ trục rất dày và đồng thời phải bôi thêm mỡ động vật mãi cho đến khi kỹ thuật phương Tây du nhập, chúng mới trở nên trơn tru hơn trên các ổ bi. Xe thường phục vụ cho việc chuyên chở nhiều hơn là đi lại. Xe ngựa (thường là nhiều động vật kéo mặc dù xu hướng thiết kế xe thời ấy là cho 1 động vật) thường nhẹ nhàng, thanh thoát hơn, trong khi các loại xe bò, xe trâu thì nặng nề, dầm xe to và càng dài.

Tính cách chúng ta: ích kỷ hơn là cá tính


Tôi tin rằng, tính cách người Việt Nam cũng là một dấu khắc của lịch sử. Tại sao các bé trai Việt Nam thường phát cuồng vì những siêu anh hùng tưởng tượng còn ở nước khác thì không? Và tại sao người ta ưa dùng Nokia, Q-Mobile hơn các loại SmartPhone?...
Bốn ngàn năm dấu tranh dựng nước khiến người Việt có một cuộc sống cá nhân không quá phức tạp. Mãi đến thế kỷ 20, ý thức cá tính của người Việt mới bắt đầu thay đổi. Tuy nhiên nói chung, người Việt Nam có xu hướng sống đơn giản, an phận, thực dụng mặc dù về mặt tinh thần thì lại hay mơ mộng.... Xu hướng chung của tính cách dân tộc Việt là thường không đi đến tận cùng bản chất của một vấn đề và cũng không có nhiều người vượt qua được những lớp bề ngoài để đào sâu khám phá.

Chúng ta ích kỷ chứ không cá tính, mặc dù đâu đâu cũng thấy teen Việt thể hiện cái gọi là cá tính, phong cách. Phần lớn các teen Việt bị mờ nhạt giữa những teen khác, không nhiều người thể hiện được cái riêng của bản thân. Trong khi đó, cái tôi cá nhân non trẻ của teen Việt lại được quy vào sự ích kỷ. Sự phát triển của xã hội "hoa tan chứ không hòa nhập" cùng sự mất đi của các giá trị văn hóa đang làm nhiều bộ phận người Việt, nhất là tuổi Teen ngày càng khép lòng.

Nói chung rằng, đó cũng không phải là điều gì xấu. Nhìn một cách khách quan, đó cũng là cái nét riêng của dân tộc Việt. Một ngày nào đó, lịch sử có thể sẽ phải được nhìn nhận lại qua chính những thông điệp mà nó để lại trog thì hiện tại này. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ được học môn lịch sử để biết thực sự chúng ta là ai, bản chất cuộc sống của chúng ta là gì... Cái ngày ấy sẽ còn xa, nhưng đợi nó đến không phải là một cách hay. Tri thức văn hóa luôn luôn ở quanh ta và chờ ngày ta trưởng thành trong quan sát nhìn nhận
Bạch Dương
Bạch Dương
Admin

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Vũ Đức Anh

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A11
Chuyên môn : Ngoại ngữ

Tổng số bài gửi : 483
BDH-Coins BDH-Coins : 59863
Danh vọng : 63
Ngày tham gia diễn đàn : 07/01/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Học viện Báo chí Tuyên truyền

http://www.bacduyenha.org

Về Đầu Trang Go down

Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất - Phần 2 Empty Re: Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất - Phần 2

Bài gửi by Thanh Loan A11k48 2/8/2011, 8:36 pm

t chưa đủ trình độ hiểu Vấn đề mới: lịch sử Việt Nam qua lăng kính vật chất - Phần 2 827769
Thanh Loan A11k48
Thanh Loan A11k48
Tân binh !!!
Tân binh !!!

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Nguyễn Thanh Loan

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A11
Chuyên môn : Văn

Tổng số bài gửi : 3
BDH-Coins BDH-Coins : 51301
Danh vọng : 2
Ngày tham gia diễn đàn : 02/08/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết