DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Ôn thi cấp tốc ngữ văn Tố Hữu - Người mở đường của nền thơ cách mạng

Go down

Ôn thi cấp tốc ngữ văn Tố Hữu - Người mở đường của nền thơ cách mạng Empty Ôn thi cấp tốc ngữ văn Tố Hữu - Người mở đường của nền thơ cách mạng

Bài gửi by Lê Hà Vân 26/6/2011, 6:02 pm

Sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, gần cố đô Huế, Tố Hữu, tên thật là
Nguyễn Kim Thành, làm thơ khá sớm. Mười tám tuổi, ông có thơ đăng. Cùng
năm đó, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4-1939, ông bị
địch bắt. Tháng 3-1942, ông vượt ngục Đác Glây, tiếp tục hoạt động cách
mạng ở Thanh Hóa. Cách mạng Tháng Tám, ông làm Chủ tịch Uủy ban khởi
nghĩa Huế. Năm 1946, tập thơ đầu tay Thơ ra đời (sau đổi là Từ ấy) tập
hợp các bài thơ viết từ 1937 đến 1946, chia làm ba phần "Máu lửa" (27
bài), "Xiềng xích" (30 bài) và "Giải phóng" (14 bài). Ba chặng thơ là
ba chặng hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Chặng đầu là cái nhìn hiện
thực, tố cáo xã hội đương thời, gắn với lòng say mê lý tưởng xóa áp bức
bất công, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, nhân ái. Chặng thứ hai là thơ
tù, những bài thơ xuất sắc của một tâm hồn chiến sĩ đa cảm với một bút
pháp thơ tài năng. Chặng cuối là thơ vận động cách mạng tiến tới khởi
nghĩa và cách mạng thành công, những bài thơ say đắm, sôi sục và hào
hùng. Cách mạng tự hào có trong đội ngũ của mình một thi sĩ có tầm cỡ
khai sáng cho cả nền thơ trữ tình cách mạng. Tố Hữu, vinh dự là ngay từ
các bài thơ đầu, đã mang tình cảm người chiến sĩ cách mạng. Thơ Tố Hữu,
khi ấy, về nghệ thuật, ông có những nét tương đồng với Thơ mới. Tương
đồng về bút pháp và tương đồng ngay cả việc hướng cảm xúc vào cái Tôi
cá thể. Nhưng cái tôi của Tố Hữu ngược hẵn với cái tôi của Thơ mới. Với
Tố Hữu Tôi đã là con của vạn nhà, trong khi cái tôi Thơ mới: Ta là một,
là riêng, là thứ nhất/Không có ai bè bạn nổi cùng ta/Ta bỏ đời và đời
cũng bỏ ta. Chính vì vậy, Tố Hữu, là người đầu tiên mang vào thơ Việt
Nam một phẩm chất mới: chất trữ tình riêng tư của người cộng sản. Ơở
đấy có sự hòa trộn của đời công và đời tư - cái riêng tư của nhân vật
trữ tình trong thơ Tố Hữu là sự nghiệp cách mạng. Tố Hữu rất tinh tế,
tinh tế như các nhà thơ tài năng của phong trào Thơ mới khi diễn đạt
những biến động tinh tế của tình cảm con người trước cuộc đời. Chỉ có
khác cuộc đời ở Tố Hữu là chiến đấu, là tù tội, là chiến thắng. Có thể
nói, những thành tựu mà thơ ca đương thời đạt được, đều tìm thấy trong
Từ ấy. Tố Hữu sử dụng những thành tựu ấy vào một hướng cảm xúc khác,
một nội dung tư tưởng khác đến cách xây dựng hình ảnh. Đây là hình ảnh
con thuyền in bóng trên mặt nước phẳng lặng của sông Hương. In cả ảnh,
in cả âm điệu:

Trên dòng Hương giang

Em buông mái chèo

Trời trong veo

Nước trong veo

Em buông mái chèo

Trên dòng Hương Giang.


(Hãy kẻ một đường ngang dưới câu thơ thứ ba sẽ thấy một cảnh đối xứng giữa trời và nước qua các cặp câu thơ).

Và cái âm điệu mà các tác giả Thơ mới mang vào tiếng Việt tạo nên sức
gợi cảm gần như là thần bí cũng ẩn hiện trong bút pháp của nhà thơ -
chiến sĩ này. Đây cảnh một rừng chiều, đi đày ở Tây Nguyên, âm điệu đã
trở thành tâm trạng:

Thông reo bờ suối rì rào

Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai

Hãy nhớ lại thi đàn Việt Nam những ngày đầu cách mạng ấy càng thấy Từ
ấy quả là một mùa gặt bội thu. Với Từ ấy, Tố Hữu lấy lại lòng tin vào
đường lối văn học cách mạng cho cả nhà văn lẫn bạn đọc. Với Từ ấy, Tố
Hữu khẳng định phẩm chất thẩm mỹ mới của thơ Việt Nam.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, thơ Tố Hữu với các bài Phá
đường, Bầm ơi... cùng với thơ ca của phong trào quần chúng sáng tác
điển hình là thơ bộ đội mà hồi đó người ta gọi là thơ đội viên đã trở
thành một gợi ý có sức thuyết phục về phương pháp sáng tác hiện thực -
lấy cuộc sống thực tế làm cốt lõi của thơ, hướng cảm xúc của công chúng
vào những tình cảm cao cả đánh giặc cứu nước. Tập thơ Việt Bắc là tiếng
hát của toàn dân kháng chiến. Lời thơ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói
của công nông binh đánh giặc. Với Việt Bắc, tố Hữu đã đi từ tâm tình cá
thể đến tâm tình của cộng đồng. Nhà thơ phát hiện và biểu dương những
tình cảm cao cả của người dân thường. Chủ đề của thơ là lòng yêu nước.
Đề tài của thơ là cuộc sống đánh giặc. Tác động của thơ là xây dựng
tình cảm yêu nước, hy sinh chiến đấu. Với Việt Bắc, hình ảnh người dân
thường yêu nước được khắc họa và trở thành biểu tượng mỹ học cho một
giai đoạn thơ ca.

Năm 1954, miền bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng
đất nước được triển khai. Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy / Nào
đâu thác nhảy cho điện quay chiều. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm
phấn chấn của người xây dựng đất nước: Gió lộng đường khơi rộng đất
trời. Thời kỳ này, thơ Tố Hữu cũng lộng gió, gió của tâm hồn, sức bay
cao của nghệ thuật. Thơ Tố Hữu có sức ôm trùm bề thế và nghệ thuật thơ,
theo ý chúng tôi, là ở vào điểm đỉnh của ông với Em ơi Ba Lan, Mẹ Tơm,
Người con gái Việt Nam, Tiếng chổi tre... Thơ Tố Hữu lúc này trở thành
một động lực tinh thần tác động tới đời sống xã hội rộng lớn.

Ra trận là tập thơ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông vẫn giữ được
giọng thơ đằm thắm. Đề tài mở rộng như đánh dấu những sự kiện chính
trị, quân sự của đời sống. Có Lá thư Bến Tre, có lời dặn của anh Trỗi,
có kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, có ngọn lửa Mo-ri-xơn, có nước mắt
khóc Bác Hồ... Tố Hữu có khuynh hướng khái quát thời đại. Ông hướng tới
những tình cảm phổ quát, cộng hưởng được với nhiều lòng người. Đề tài
rất thời sự mà ý thơ thấm thía, sâu, bền. Cái tài phát hiện chất thơ
trong cuộc đời, trong những vấn đề chính trị là một đặc sắc của thơ Tố
Hữu. Sau ba câu hô Hồ Chí MInh muôn năm của Nguyễn Văn Trỗi, Tố Hữu hạ
một lời bình luận:

Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần

Bài Mẹ Suốt, cũng là hình ảnh người dân thường anh hùng nhưng ý thơ hàm
súc hơn so với bài Bà má Hậu Giang, và cho thấy một chặng đường phát
triển của tâm hồn người Việt Nam ta. Tính biểu tượng được đẩy cao hơn
mà bài thơ vẫn giữ nét sinh động vốn có của đời sống. Phẩm chất nhân
dân trong thơ Tố Hữu ngày càng sâu sắc và nhuần nhuyễn.

Tập thơ gần đây nhất của Tố Hữu là tập Một tiếng đàn. Ông vẫn thủy
chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của toàn đất nước. Đôi
khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại. Đêm
cuối nằm riêng một ngọn đèn. Ơở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội
tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh.
Mới bảy mươi sao đã gọi là già. Bút pháp không tung hoành hào sảng
nhưng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Phẩm chất phấn đấu nội tâm vốn
có của Tố Hữu vẫn nguyên vẹn. Lắng nghe trong Một tiếng đàn thấy bóng
dáng một Tố Hữu của Con cá chột nưa. Cuộc đời không phải lúc nào cũng ở
thế thuận. Tuy vậy, ở Tố Hữu vẫn lấy niềm tin, lấy kinh nghiệm cuộc
sống của mình mà nhìn hiện tại Nắng tự lòng ta cứ ấm dần. Dù có phải
làm lại từ đầu, ông không nhượng bộ, không đầu hàng hoàn cảnh. Trong
cái bình đạm của giọng thơ, có sức rắn lại của ý chí Ta lại đi, như từ
ấy ra đi / Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại.

Tố Hữu là con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thơ. Tư tưởng tiên
tiến của thời đại cách mạng, lòng yêu sâu thẳm đối với nhân dân được
thể hiện trong một hình thức nghệ thuật tinh xảo. Có những giai đoạn
thơ Tố Hữu thành chỗ dựa tâm hồn cho mọi người. Ông đã kinh qua nhiều
chức vụ quan trọng của Đảng, của Nhà nước: Uủy viên Bộ Chính trị, Phó
Thủ tướng thường trực Chính phủ. Thơ đối với ông là phương tiện để phục
vụ cách mạng. Nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn ông là nỗi niềm người
chiến sĩ cách mạng. Ông còn đóng góp nhiều ý kiến về quan điểm, phương
thức xây dựng nền văn nghệ. Ông bàn về nghệ thuật cũng là bàn về cách
mạng, bàn về sự đóng góp của văn học nghệ thuật vào sự nghiệp chung.

Bây giờ tuổi cao, nhưng trách nhiệm cách mạng vẫn thường trực trong
ông. Với cương vị là một nhà thơ lớn của nhân dân, ông có điều kiện để
gần đời và đời cũng có điều kiện để gần ông. Đây là một thuận lợi để Tố
Hữu mở thêm sự phong phú của thơ mình

VŨ QUẦN PHƯƠNG
Lê Hà Vân
Lê Hà Vân
Trung sĩ
Trung sĩ

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A8
Chuyên môn : Văn

Tổng số bài gửi : 21
BDH-Coins BDH-Coins : 54891
Danh vọng : 4
Ngày tham gia diễn đàn : 01/10/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết