DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Bài 12;PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

Go down

Bài 12;PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925  Empty Bài 12;PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

Bài gửi by Thần Thoại 29/12/2010, 8:41 am

Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1.Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
a. Kinh tế
- Sự đầu tư vốn và các nhân tố kỹ thuật làm kinh tế Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới.
- Chính sách kìm hãm của thực dân Pháp làm kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, lệ thuộc kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.
b. Xã hội
- Tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có chuyển biến mới.
• Giai cấp địa chủ:
- Tiếp tục phân hóa
- Một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia phong trào dân tộc, dân chủ.
• Giai cấp nông dân:
- Bị đế quốc phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá nên căm thù đế quốc phong kiến.
- Là lực lượng cách mạng to lớn.
• Tiểu tư sản:
- Số lượng tăng nhanh, có tinh thần chống đế quốc và tay sai.
- Là đội ngũ trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
• Giai cấp tư sản:
- Ra đời sau chiến tranh thế giới I, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không cạnh tranh nổi với Pháp.
- Phân hoá 2 bộ phận:
+ Tư sản mại bản: quyền lợi gắn liền với đế quốc.
+ Tư sản dân tộc: kinh doanh độc lập, ít nhiều có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
• Giai cấp công nhân:
- Ngày càng phát triển (đến 1929 có 22 vạn người).
- Ngoài đặc điểm chung của công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng:
+ Chịu 3 tầng áp bức (đế quốc, phong kiến, tư sản bản xứ).
+ Có quan hệ gắn bó với nông dân.
+ Có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng trào lưu cách mạng vô sản  Vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
II.Phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
1. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
• Tư sản:
- Vận động "Chấn hưng nội hoá", "Bại trừ ngoại hoá".
- 1923 chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam Kỳ của tư bản Pháp.
- Lập Đảng Lập hiến, với khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, khi Pháp nhượng bộ họ ngừng đấu tranh.
• Tiểu tư sản:
- Sôi nổi đấu tranh đòi tự do, dân chủ.
- Lập tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt… Hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khoá.
- Lập nhà xuất bản tiến bộ, ra sách báo tiến bộ.
- Tiêu biểu nhất có cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).
• Công nhân:
- Phong trào đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ tự phát.
- Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
- 8/1925 công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.
2. Các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
- Cuối 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
- 6/1919 Người gửi tới hội nghị Vecxai bản yêu sách đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
- Giữa 1920 Người đọc luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa  Tìm thấy con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc.
- 12/1920, dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
- 1921 lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Paris, ra báo "Người cùng khổ", viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" Sách báo này đều được bí mật đưa về nước.
- 6/1923 sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
- 1924 dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V.
- 11/1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp tuyên truyền, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
• Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc:
- Tìm thấy con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản
Thần Thoại
Thần Thoại
Đại Tá
Đại Tá

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : …†… Thần Thoại …†…

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : a7
Chuyên môn : Văn

Tổng số bài gửi : 558
BDH-Coins BDH-Coins : 55701
Danh vọng : 76
Ngày tham gia diễn đàn : 17/12/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Đại học sư phạm kĩ thuật Hưng Yên !
Nghể nghiệp : Sv
Phương châm sống : Ráp is my life!!!!!!!

http://www.ladykillah.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết