DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

phân tích trong văn học PHẦN TÁC GIA

Go down

phân tích trong văn học PHẦN TÁC GIA  Empty phân tích trong văn học PHẦN TÁC GIA

Bài gửi by Thần Thoại 28/12/2010, 2:34 pm

I/ Tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
1.Quan điểm sáng tác:
- Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận ḿnh là nhà văn, nhà thơ. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
- Hồ Chí Minh đặc biệt chú ư đến đối tượng thưởng thức văn học.Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người yêu cầu người cầm bút cần xác định "Viết cho ai"." Viết cái ǵ", " Viết để làm ǵ" và "Viết như thế nào". Người chú ư đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Các khía cạnh liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút.
- Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải chú ý đến h́nh thức biểu hiện tránh lối viết cầu ḱ xa lạ, nặng nề. H́nh thức tác phẩm phải hấp dẫn, trong sáng, ngôn ngữ chọn lọc. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự giữ ǵn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn học phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và dược nhân dân yêu thích.
2. Sự nghiệp văn chương:
- Văn chính luận:
+ Viết nhằm phục vụ trực tiếpcông cuộc đấu tranh cách mạng, tiến công trực diện kẻ thù, hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạngcủa dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Di chúc…
Truyện và kư:
+ Truyện ngắn của Người hết sức cô đọng, cốt truyện sâu sắc, kết cấu độc đáo. Mỗi tác phẩm đều có kết cấu riêng hấp dẫn, ư tưởng thâm thuư kín đáo, giàu chất trí tuệ.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, những tṛ lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhật kư ch́m tàu…
Thơ ca:
+ Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong các giá trị văn chươngcủa Hồ Chí Minh. Người để lại trên 250 bài thơ.
+ Các tác phẩm trước và sau cách mạng tháng Tám,trong kháng chiến chống Pháp và sau này là sự thể hiện t́nh cảm cách mạng phong phú, ư chí kiên cường, tinh thần lạc quan và góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của người.Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ "Nhật kí trong tù" gồm 133 bài, thơ Hồ Chí Minh( 1967) gồm 86 bài, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh(1990) gồm 36 bài.
3. Phong cách nghệ thuật:
- Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chiến đấu, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện
- Truyện và kư: Mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng. Ng̣i bút của Người trong truyện ngắn chủ động, sáng tạo,có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và tinh tế. Đặc sắc nhất của truyện ngắn là chất trí tuệ và tính hiện đại.
- Thơ ca: Rất đa dạng phong phú, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông, uyên thâm, hàm súc. Vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
II/ Tác gia Tố Hữu:
1/ Sự nghiệp sáng tác( con đường thơ): Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
- "Từ ấy"(1937-1946): là chặng đường mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Chất men say lí tưởng khiến cho những bài thơ Tố Hữu ở buổi đầu dù c̣n những non nớt khó tránh, nhưng có giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và chất lăng mạn trong trẻo. Tác phẩm tiêu biểu: "Từ ấy", "Tâm tư trong tù","Khi con tu hú"…
- " Việt Bắc"( 1947-1954): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Việt Bắc là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến thắng lợi. Tập thơ kết tinh t́nh cảm lớn con người Việt Nam kháng chiến, t́nh yêu nước. Cảm hứng chủ yếu trữ t́nh- sử thi.Tác phẩm tiêu biểu: Phá đường, Bầm ơi, Lượm, Việt Bắc…
- " Gió lộng" (1955-1961): Khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những t́nh cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: Niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc mới xă hội chủ nghĩa trên miền Bắc, t́nh cảm với miền Nam và ư chí thống nhất Tổ quốc. Cảm hứng lăng mạn phơi phới cùng với khuynh hướng sử thi là cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này.Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61, mẹ Tơm…
- " Ra trận" (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho đến ngày thắng lợi. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi,cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong công cuộc chiến đấu của cả hai miền. Tác phẩm tiêu biểu: Bác ơi, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Việt Nam máu và hoa…
- " Một tiếng đờn"(1992), " Ta với ta"(1999): Nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc sống, lẽ đời, hướng tới những qui luật phổ quát- giọng thơ trầm lắng, thấm đượm suy tư.
2/ Phong cách nghệ thuật:
- Thơ Tố Hữu là thơ trữ t́nh- chính trị. mọi sự kiện và các vấn đề lớn củađời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những t́nh cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thật sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những t́nh cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng.
- Nội dung trữ t́nh chính trị trong thơ Tố Hữu thường t́m đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lăng mạng. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu là ở thời kỳ sau. Cái tôi trữ t́nh trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ t́nh trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những h́nh tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hoá. Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng về lí tưởng, tương lai với niềm lạc quan, yêu đời.
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến h́nh thức. sử dụng thành công hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát-với lối nói quen thuộc, so sánh, ví von, truyền thống, giàu nhạc điệu.
- Thơ Tố Hữu có giọng tâm t́nh ngọt ngào, tha thiết, giọng của t́nh thương mến. Nhà thơ dễ rung động với nghĩa t́nh cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giải bày tâm sự, tṛ chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch.
III/ Tác gia Nguyễn Tuân: ĐH
1/ Con người Nguyễn Tuân:
- Nguyễn Tuân là một trí thức giàu ḷng yêu nước và tinh thần dân tộc. ḷng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ. Những kiệt tác văn chương, những cảnh đẹp của quê hương đất nước…
- Nguyễn Tuân ư thức cá nhân phát triển cao. Ông viết văn là để khẳng định cá tính độc đáo của ḿnh. Ông ham du lịch, tự gắn cho ḿnh một chứng bệnh"chủ nghĩa xê dịch".
- Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu…ông c̣n là một diễn viên kịch nói có tài và diễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của ḿnh.Đối với ông, nghệ thuật là một h́nh thái lao động nghiêm túc, thậm chí khổ hạnh.
2/ Quá tŕnh sáng tác:
- Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa xê dịch( Một chuyến đi, thiếu quê hương), vang bóng một thời ( vang bóng một thời, chữ người tử tù), đời sống truỵ lạc ( chiếc lư đồng mắt cua).
+ Chủ nghĩa xê dịch: Nguyễn Tuân t́m đến lí thuyết này trong tâm trạng bất măn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về " chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm ḷng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đă ghi lại được bằng một ng̣i bút đầy tŕu mến và tài hoa.
+ "Vang bóng một thời": là thời phong kiến đă qua nhưng dư âm c̣n vọng lại. Ông không viết về trật tự xă hội, về tư tưởng đạo đức cũ, mà mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhă, những cách ứng xủ giữa người với người đầy nghi lễ nhịp nhàng…Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp nhà nho bất đắc chí.
+ "Đời sống truỵ lạc": Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc, t́m cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Trong t́nh trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một thế giớ tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh nghệ thuật.
Giá trị của các sáng tác thời kỳ này là những trang viết đầy tài hoa và thấm nhuần ḷng yêu nước.
- Sau Cách mạng tháng Tám, ng̣i bút Nguyễn Tuân hướng vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội.Ông đă đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trông chiến đấu và sản xuất. H́nh tượng chính của tác phẩm Nguyễn Tuân sau cách mạng là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Nhưng dưới ng̣i bút của ông, những nhân vật ấy không phải chỉ là những công dân dũng cảm mà c̣n là những nghệ sĩ tài hoa. Tác phẩm tiêu biểu: tuỳ bút " Sông Đà", Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… Giá trị của các tác phẩm này là những trang viết đầy tự hào, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu, lao động.
3/ Phong cách nghệ thuật:
- Trước Cách mạng: Văn Nguyễn Tuân thể hiện cách nói độc đáo, ý nghĩ độc đáo. Nó gắn với thái độ ngông nghênh phiêu bạt, thích nói những điều ngược đời,gai góc như muốn trêu ghẹo thiên hạ.
- Sau cách mạng: nét phong cách này vẫn được duy tŕ nhưng ở chừng mực t́m cho ḿnh một cách tiếp cận hiện thực riêng, phát hiện những chân lí chưa ai phát hiện, đưa ra cách dùng từ đặt câu không ai lẫn.
- Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện chất tài hoa, uyên bác. Nguyễn Tuân luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thẩm mĩ của nó.
Trước cách mạng ông hay viết về những con người nghệ sĩ. Sau cách mạng, đối tượng ông hướng tới là bộ đội, dân quân, người lao động.
- Trên mỗi tác phẩm đều thể hiện cảm hứng đăch biệt trước những cảnh tượng mănh liệt đối với nghệ sĩ. Đó là những cảm giác mạnh, không chung chung bằng phẳng nhàn nhạt… không đẹp tuyệt vời cũng phải dữ dội, khủng khiếp.
- Nguyễn Tuân c̣n có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ văn học Việt Nam. Ông có một kho từ vựng phong phú và một khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo h́nh, lại có nhạc điệu trầm bổng.
- Sau cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng, ông vẫn tiếp cận thiên nhiên, con người về phương diện nghệ thuật. Ông không đối lập xưa và nay. T́m thấy chất tài hoa tài tử ở con người lao động, anh bộ đội- c̣n giọng khinh bạc nếu c̣n th́ chủ yếu là ném vào kẻ thù. Thể loại sau cách mạng Nguyễn Tuân t́m đến là tuỳ bút.
IV/ Tác gia Nam Cao: ĐH
1. Quan điểm nghệ thuật:
a. Trước cách mạng tháng Tám 1945:- Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu của phong trào lăng mạng đương thời, đă sáng tác những bài thơ, truyện t́nh lâm li dễ dăi. Nhưng ông đă dần nhận rằng thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm thancủa đông đảo quần chúng nghèo khổ.Ông đă đoạn tuyệt với nó để t́m đến con đường nghệ thuật "vị nhân sinh".Theo Nam Cao, người cầm bút không được trốn tránh sự thực, mà hăy cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời. "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau thương kia phát ra từ những kiếp lầm than"
- Ông cho rằng một tác phẩm thật có giá trị th́ phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. Đồng thời nhà văn đ̣i hỏi cao sự t́m ṭi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút. Ông viết:" Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chi dung nạp những người biết đào sâu , biết t́m ṭi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái ǵ chưa có." ( Đời Thừa).
b.Sau cách mạng tháng Tám 1945: Nam Cao say mê tận tuỵ trong mọi công tác phục vụ kháng chiến. Bước vào kháng chiến Nam Cao tự nhủ :"sống đă rồi hăy viết". Tuy vẫn ấp ủ hoài bảo sáng tác nhưng nhà văn chân thành nghĩ rằng:"Góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn"( Nhật Ký ở Rừng)
2. Sự nghiệp văn chương:
a. Trước cách mạng:
Nam Cao có sáng tác đăng báo năm 1936, nhưng sự nghiệp văn học của ông chỉ thật sự bắt đầu từ truyện ngắn "Chí Phèo" năm 1941. Sáng tác của Nam Cao tập trung vào 2 đề tài chính:
- Đề tài người trí thức tiểu tư sản: Nam Cao miêu tả hết sức chân thực t́nh cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư…Nhà văn đặc biệt đi sâu vào bi kịch tâm hồn của họ. Đó là tấm bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức có ư thức sâu sắc giá trị sự sống và nhân phẩm, có một hoài băo lớn về sự nghiệp, những lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh xă hội ngột ngạt làm "chết ṃn" phải sống cuộc sống đời thừa.(Các tác phẩm tiêu biểu: Đời thừa, Trăng sáng, Mua nhà)
- Đề tài người nông dân: Nam cao quan tâm đến những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp. Họ càng hiền lành, nhịn nhục th́ càng bị chà đạp phũ phàng. Tuy giọng văn lắm khi lạnh lùng nhưng ḱ thực Nam Cao đă dứt khoát bênh vực quyền sống và nhân phẩm những con người bất hạnh. Viết về người nông dân bị lưu manh hoá, nhà văn đă kết án sâu sắc cái xă hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và linh hồn người nông dân lao động, đồng thời, ông vẫn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện và đẹp đẽ của họ ngay cả khi bị vùi dập.( Các tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Lăo Hạc, Một bữa no…)
b. Sau cách mạng:
Nam Cao lao ḿnh vào mọi công tác cách mạng và kháng chiến. Ông tự làm người cán bộ tuyên truyền vô danh của cách mạng và có ư thức tự rèn luyện cải tạo ḿnh trong thực tế kháng chiến.( Các tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật kí ở rừng, Chuyện biên giới)
V/ Tác gia Xuân Diệu: ĐH
Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu:
Xuân Diệu sáng tác thơ, văn xuôi, phê b́nh, tiểu luận. Hoạt động văn nghệ của ông phong phú đa dạng.
a/ Thơ ca:
* Trước cách mạng: Xuân Diệu sáng tác thơ là chính. Thơ ông giai đoạn này dừng như có hai tâm trạng trái ngược: Nhà thơ rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống; nhưng đồng thời lại rất chán nản hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối quan hệ nhân quả.
- Xuân Diệu rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu đầy sức lôi cuốn. Người đọc không thờ ơ được với khí trời, với trăng, với hoa. T́nh yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương sắc, là bản nhạc đủ mọi thanh âm: Từ t́nh yêu ngây thơ, e ấp đến đằm thắm, dịu ngọt, từ nồng nàn say đắm đến si mê điên dại( Huyền diệu). Có thể nói, cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật là phong phú, tuyệt diệu, thế giới, vũ trụ trong thơ Xuân Diệu rất tràn đầy đáng sống.
- Thơ Xuân Diệu cũng nói lên nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ t́nh hiện diện trong thơ hết sức cô đơn. Xuân Diệu là nhà thơ theo khuynh hướng lăng mạng. Người nghệ sĩ thường đ̣i hỏi cái hoàn mĩ, tự nuôi ḿnh bằng ảo vọng nhưng bước vào thực tế nhà thơ cảm thấy bơ vơ và bất lực.(Khi chiều giăng lưới, Nguyệt cầm). Nỗi ám ảnh về thời gian đi nhanh tuổi trẻ qua mau khiến Xuân Diệu tự đề ra cho ḿnh một quan niệm: sống gấp gáp, tham lam, yêu hốt hoảng, liều lĩnh (Vội vàng, Giục giă)
- Nghệ thuật thơ Xuân Diệu: đặc sắc là cảm hứng, thi tứ, bút pháp. T́nh yêu trong thơ Xuân Diệu không bị diễn tả một cách bóng gió, ước lệ, tượng trưng mà cụ thể đầy đủ với ư nghĩa t́nh yêu bao gồm cả tâm hồn và thể xác. Xuân Diệu thưởng thức thiên nhiên bằng cả xúc giác và vị giác,đặc biệt thiên nhiên được nhân hoá làm cho thiên nhiên cói nhũng tâm tư hành động rất người.
* Sau cách mạng: thơ Xuân Diệu đă bắt đầu đổi mới. Là người yêu đời, Xuân Diệu đón nhận cuộc sống mới với tất cả niềm chân thành và sự vui sướng. Tấm ḷng nhà thơ mở ra với những người nông dân nghèo khổ mà hiền hậu(Mẹ con, Ngôi sao). Tập thơ "Riêng chung" năm1960 là một nổ lực của Xuân Diệu để hoà cái riêngvào cái chung của dất nước. Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới đ̣i hỏi cách thể hiện mới. Ng̣i bút Xuân Diệu không đi theo lối cũ đường quen mà cân mẫn mài luyện ng̣i bút mới. Bút pháp của ông giai đoạn này phong phú về giọng, vẻ. Ngoài ra giọng thơ của ông cúng đa dạng: chính luận kết hợp với trữ t́nh trào phúng.
b/ Văn xuôi: Tác giả cũng có những thành công đáng kể trong các tác phẩm truyện ngắn.Văn xuôi của ông ngọt ngào giàu âm thanh, màu sắc( Phấn thông vàng)
c/ Về các tác phẩm nghiên cứu phê b́nh, tiểu luận[You must be registered and logged in to see this image.]uân Diệu có những khám phá độc đáo sâu sắc, có những nhận xét chính xác tinh tế về các nhà thơ như Nguyễn Trăi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du…
èXuân Diệu dù ở sáng tác thơ hay văn xuôi điều có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Thần Thoại
Thần Thoại
Đại Tá
Đại Tá

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : …†… Thần Thoại …†…

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : a7
Chuyên môn : Văn

Tổng số bài gửi : 558
BDH-Coins BDH-Coins : 55712
Danh vọng : 76
Ngày tham gia diễn đàn : 17/12/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Đại học sư phạm kĩ thuật Hưng Yên !
Nghể nghiệp : Sv
Phương châm sống : Ráp is my life!!!!!!!

http://www.ladykillah.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết