DIỄN ĐÀN HỌC SINH SINH VIÊN THPT BẮC DUYÊN HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:58 pm

» Teen thời @ ôn thi đại học như thế nào?
by hoangyencps 14/1/2014, 8:56 pm

» Sửa chữa Smartphone – nghề thời thượng
by hoangyencps 14/1/2014, 8:52 pm

» Nhật kí ngày 08 tháng 10 năm 2011 !
by c'lesvie 8/8/2013, 6:24 pm

» Lựa chọn trung tâm luyện thi: tiêu chí nào?
by tongphuong 16/5/2013, 3:21 pm

» [Image]Tổng hợp cổng trại các lớp
by nguyendinhlich23 8/2/2013, 4:36 pm

» Bí mật áo trắng
by dongphuchk 1/10/2012, 4:42 pm

» Kí ức những ngày mưa_BDH
by zozo 26/5/2012, 12:13 am

» Music and Lyric (Như khúc tình ca) - Bạch Dương
by ooyeuem00 2/5/2012, 2:54 pm

» Mot Chut Hoi Uc Tuoi Hoc Tro`
by Thanh_Luan.chel 3/4/2012, 5:58 pm

» Ngoài kia ai còn biết tên…
by Bạch Dương 3/4/2012, 11:39 am

» Cách mạng giáo dục: “Xét xử” những lỗi nhỏ và “hành quyết” những sai lầm lớn
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:50 am

» Truyện ngắn: Về ngồi lại bên đời
by Bạch Dương 3/4/2012, 10:46 am

» [a2k47 ảnh] những ngày cuối năm học
by a2k47 28/3/2012, 7:05 pm

» hôm 26-3 qua trường
by a2k47 28/3/2012, 6:56 pm

» Tin buồn ...!!!
by a2k47 28/3/2012, 6:50 pm

» Lớp nào thành công nhất Bắc Duyên Hà 2010?
by honey_smile0206 27/3/2012, 1:13 am

» 10 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:56 pm

» ĐH Vinh mở thêm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
by sinhdaphu 26/3/2012, 9:53 pm

Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 534 người, vào ngày 23/9/2011, 7:39 pm
LIKE

Cần một Luật giáo dục ĐH thực chất

Go down

Cần một Luật giáo dục ĐH thực chất Empty Cần một Luật giáo dục ĐH thực chất

Bài gửi by Bạch Dương 2/5/2011, 7:02 pm

TT - Phải sớm có chiến lược giáo dục, không tránh né
những điều gay cấn, then chốt hiện nay... Đó là những yêu cầu được
nhiều chuyên gia giáo dục ĐH đặt ra tại hội nghị lấy ý kiến xây dựng
Luật Giáo dục (GD) ĐH do Quốc hội tổ chức tại TP.HCM ngày 28-4.






[You must be registered and logged in to see this image.]

GS Phạm Phụ đóng góp ý kiến tại hội nghị ngày 28-4 - Ảnh: Trần Huỳnh

Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của GS Đào Trọng
Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng
của Quốc hội, với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lý
GDĐH...



Chưa giải quyết thỏa đáng các vấn đề

GS
Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và
nhi đồng của Quốc hội - cho biết Luật GDĐH hết sức cần thiết. Nhưng đến
thời điểm này dự thảo luật vẫn chưa giải quyết thỏa đáng những vấn đề
cấp bách mang tính chiến lược lâu dài, thậm chí còn né tránh những vấn
đề nhạy cảm. Tuy nhiên, đây còn trong quá trình chuẩn bị, Chính phủ
trình Thường vụ Quốc hội, rồi Chính phủ điều chỉnh và trình trong kỳ
họp thứ nhất (Quốc hội khóa tới). Sau đó tiếp tục tiếp thu, giải trình
và hoàn thiện để tiếp tục trình vào kỳ họp thứ hai, khi đó Quốc hội mới
đặt vấn đề có thông qua luật này hay không.
Cần nhưng chưa đúng lúc

Ngay sau khi Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga trình bày
lại bản dự thảo Luật GDĐH lần thứ tư (cập nhật ngày 27-4), liền có
nhiều ý kiến khá gai góc, thẳng thắn khiến không khí của hội nghị trở
nên nóng.

Hầu hết đại biểu đều cho rằng trong bối cảnh đất nước
hiện nay rất cần có Luật GDĐH. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân cho rằng việc
ban hành Luật GDĐH là cần thiết và đã được chờ đợi từ hơn mười năm nay.
Điều này càng cấp thiết hơn khi chất lượng GDĐH có dấu hiệu ngày càng
sa sút, các bất cập và yếu kém gây ra cho xã hội nhiều bức xúc.

Tuy nhiên ông thất vọng sau khi nghiên cứu tìm hiểu kỹ
dự thảo Luật GDĐH. GS Trân thẳng thắn: “Tôi cảm nhận dự thảo luật này
là kết quả của một sự trích xuất, sắp xếp lại, có sử dụng nội dung
trong Điều lệ trường ĐH. Dự thảo dẫn về Luật GD năm 2005 ở nhiều điều
khiến người đọc nghĩ đó là những nội dung khó mà bộ còn lúng túng, chưa
có giải pháp”.

GS Phạm Phụ cho rằng một văn bản luật phải thể hiện
một số đường lối, chính sách, nhưng hiện nay chưa có chiến lược GD. GS
Phụ đã dẫn ra một loạt sự im lặng của Bộ GD-ĐT sau rất nhiều năm về
việc cho ra đời chiến lược GD như Bộ Chính trị có thông báo kết luận
yêu cầu Bộ GD-ĐT chuẩn bị chiến lược GD.

Thủ tướng cũng đã xác định cải cách GDĐH là khâu đột
phá trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng sau đó Bộ GD-ĐT vẫn im
lặng. GS Phạm Phụ nhận định: “Rõ ràng hiện vẫn chưa có chiến lược mà
lại nhảy vào làm Luật GDĐH là quy trình ngược. Vì vậy dẫn đến kết quả
gần như tất cả những vấn đề gay cấn, then chốt hiện nay trong luật đều
tránh né hết”.

Theo ông, dự thảo lại viết những điều rất chung chung
và có những chỗ viết chi tiết quá đáng. “Tôi cảm giác luật này đưa ra
không có tác dụng và có lẽ nó xuất hiện không đúng lúc. Nó rất cần
thiết nhưng xuất hiện trong khi chưa có chiến lược, chính sách mà đã
làm luật trước là quy trình ngược và không đúng lúc” - GS Phụ nói.

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, phó hiệu
trưởng Trường ĐH Cửu Long, cho rằng VN đang gặp khủng hoảng kép về chất
lượng và số lượng của hệ thống GD ở mọi cấp, nghiêm trọng nhất là ở bậc
ĐH. Nếu không giải quyết đúng đắn và kịp thời VN sẽ khó đạt được mục
tiêu phát triển kinh tế và hội nhập.

“Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kép chủ yếu ở khâu
tổ chức quản lý GDĐH” - PGS Tống đánh giá. Ông Huỳnh Thành Đạt, phó
giám đốc ĐHQG TP.HCM, cũng cho rằng hiện nay các quy định về GDĐH nằm
trong nhiều văn bản khác nhau, nhiều quy định đã không còn phù hợp, do
đó rất cần có Luật GDĐH.

Đánh giá tổng thể dự thảo Luật GDĐH, GS.TS Trần Ngọc
Đường, Viện Nghiên cứu lập pháp, cũng cho rằng các quy định còn chung
chung, phần nhiều mang tính nguyên tắc, các chế tài quy định trong dự
thảo chưa cụ thể, rõ ràng và đủ mạnh. “Nhìn tổng thể nội dung dự thảo
luật chưa tìm thấy được các điều luật thể hiện sâu đậm các quan điểm
chỉ đạo việc xây dựng dự án Luật GDĐH, đặc biệt là các quan điểm nâng
cao chất lượng đào tạo”.

Ban hành khi đủ "chín"

Nội dung về kiểm định chất lượng cũng được khá nhiều
đại biểu quan tâm. TS Nguyễn Kim Dung, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu
GD Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng Luật GDĐH cần làm rõ việc này vì
đây là vấn đề hết sức quan trọng nhưng các trường lại đang thờ ơ. Tương
tự, TS Phan Thị Tươi (Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM) đề xuất việc
kiểm định chất lượng GDĐH được thực hiện bởi tổ chức kiểm định độc lập
của nước ngoài hoặc trong nước được Nhà nước (Bộ GD-ĐT) công nhận.

Về vấn đề tự chủ ĐH, GS Phụ thẳng thắn cho rằng dự
thảo này không mạnh bằng nghị quyết 05/2005. Để có tự chủ ĐH, phải giao
quyền cho hội đồng trường chứ không phải giao cho hiệu trưởng. Và quy
chế về hội đồng trường cũng đã nói rõ trong Luật giáo dục 2005 nhưng
trong dự thảo này không có câu nào đề cập việc này. TS Phạm Thị Ly,
Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực ĐHQG TP.HCM, cũng cho rằng đang có
nhiều vướng mắc trong vấn đề hội đồng trường. Đây là thiết chế vô cùng
quan trọng mà Luật GDĐH cần phải có.

“Như vậy dự thảo luật này là một bước thụt lùi so với
chính chúng ta mấy năm trước. Tôi mong rằng Luật GD ĐH phải được soạn
lại một cách bài bản để trình Quốc hội chứ không phải là sự liệt kê
những vấn đề lặt vặt” - GS Phụ nói.

Bên cạnh đó, GS Trân cũng đưa ra một kiến nghị được
nhiều người đồng tình. Theo ông, Luật GDĐH chỉ nên ban hành khi nó đạt
nền tảng pháp lý rõ ràng để giải quyết các yếu kém và bất cập hiện nay
của GDĐH, và thể hiện sự đổi mới thật sự về quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực GD này.



tuoitre.vn
Bạch Dương
Bạch Dương
Admin

Tên đầy đủ Tên đầy đủ : Vũ Đức Anh

Khoá học Khoá học : 48
Lớp Lớp : A11
Chuyên môn : Ngoại ngữ

Tổng số bài gửi : 483
BDH-Coins BDH-Coins : 61359
Danh vọng : 63
Ngày tham gia diễn đàn : 07/01/2010
Tuổi : 31
Đến từ : Học viện Báo chí Tuyên truyền

http://www.bacduyenha.org

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết